Suy thận ở trẻ em điều trị kịp thời có thể ảnh hưởn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Suy thận không chỉ là căn bệnh của người lớn tuổi, trên thực tế bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Suy thận ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, thậm chí gây tử vong

Suy thận ở trẻ em là gì?

Suy thận có thể xẩy ra bất cứ lứa tuổi nào, kể cả trẻ em.

Suy thận có thể xẩy ra bất cứ lứa tuổi nào, kể cả trẻ em.

Có hai dạng suy thận ở trẻ em là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.

Suy thận mạn tính ở trẻ thường gặp nhất từ 8 – 10 tuổi, chủ yếu do bệnh cầu thận, hội chứng thận hư kháng thuốc, viêm thận lupus hoặc viêm cầu thận cấp mà không được theo dõi, điều trị đúng. Ngoài ra, các bệnh thận bẩm sinh như thiểu sản thận, luồng trào ngược bàng quang niệu quản, bàng quang thần kinh cũng dẫn đến suy thận mạn tính.

Trong khi đó, suy thận cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận cấp ở trẻ. Theo thống kê, tại Việt Nam có trên 40% số bệnh nhân mắc suy thận do dị tật bẩm sinh, 60% còn lại do các bệnh mắc phải trong thời kỳ niên thiếu.

Suy thận cấp ở trẻ có thể điều trị khỏi nếu điều trị phù hợp và kịp thời, tuy nhiên cũng cần theo dõi lâu dài để tìm di chứng như cao huyết áp… còn suy thận mạn tính ở trẻ dễ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Thường thì lúc này, phương pháp điều trị thay thế thận là ghép thận và lọc máu mới giúp trẻ duy trì sự sống.

Triệu chứng bệnh

Khi thấy trẻ có các biểu hiện sau, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để thăm khám và phát hiện bệnh sớm:

Nếu thấy trẻ đi tiểu nhiều, tiểu buốt, đau bụng, phù nề...cần cho trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay

Nếu thấy trẻ đi tiểu nhiều, tiểu buốt, đau bụng, phù nề…cần cho trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay

– Phù: Sau khi ngủ dậy thấy mắt trẻ hơi sưng, vài ngày sau sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng.

– Tiểu ít: Trẻ tiểu ít, lượng nước tiểu cũng giảm đi, kèm theo phù nề.

– Tiểu ra máu: Có thể thấy nước tiểu của trẻ có lẫn máu.

Nhức đầu: Trẻ có thể bị nhức đầu do bị tăng huyết áp.

– Tiểu buốt: Trẻ có thể bị đau buốt khi đi tiểu, quấy khóc, khó chịu

– Ngoài ra, trẻ chậm tăng cân, xanh xao, mệt mỏi, đau bụng kèm theo…

Phòng ngừa và điều trị

Suy thận ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, do đó cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể, hợp lý.

Cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ suy thận

Cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ suy thận

Để giảm tỷ lệ trẻ bị suy thận mạn tính, cha mẹ cần chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em thật tốt như vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, phòng và điều trị sớm các nhiễm khuẩn ở họng hoặc da và các nhiễm khuẩn khác.

Trong quá trình mang thai, thai phụ cần kiểm tra dị tật thai nhi để phát hiện sớm các bệnh thận bẩm sinh như hẹp khúc nối bể thận niệu quản, trào ngược nước tiểu bàng quang lên niệu đạo, bệnh thận đa nang để có biện pháp điều trị, cải thiện sớm.

Đối với trẻ bị suy thận, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Cha mẹ nên giảm hàm lượng đạm, kali trong khẩu phần ăn mỗi ngày cho trẻ. Các loại sữa chứa nhiều phosphore và đạm cần hạn chế, cho trẻ ăn nhạt, cân bằng các dưỡng chất, bổ sung nhiều rau quả tươi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital