Suy giảm miễn dịch ở trẻ em: Phân loại dấu hiệu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Hệ miễn dịch được ví như “lá chắn” bảo vệ con trước sự tấn công của các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Khi hệ miễn dịch ở trẻ bị suy giảm, sẽ là cơ hội để các tác nhân bên ngoài xâm nhập và gây hại đến sức khỏe của trẻ. Vậy suy giảm miễn dịch ở trẻ em gồm những loại nào? các dấu hiệu nhận biết suy giảm miễn dịch ở trẻ em là gì? Các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Suy giảm miễn dịch ở trẻ em là gì?

Hệ miễn dịch được ví như "lá chắn" bảo vệ con trước sự tấn công của các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,... nếu suy giảm sẽ là cơ hội để các tác nhân bên ngoài xâm nhập gây hại đến sức khỏe.

Hệ miễn dịch được ví như “lá chắn” bảo vệ con trước sự tấn công của các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… nếu suy giảm sẽ là cơ hội để các tác nhân bên ngoài xâm nhập gây hại đến sức khỏe.

Bình thường hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm… Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, “hàng rào” bảo vệ trẻ bị suy yếu đi, là cơ hội tốt cho các tác nhân này tấn công vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý ở trẻ.

Suy giảm miễn dịch ở trẻ em gồm hai loại:

Suy giảm miễn dịch tiên phát (suy giảm miễn dịch bẩm sinh – do gen: khi các khiếm khuyết gen làm cho một số thành phần của hệ miễn dịch hoạt động không bình thường dẫn đến cơ thể hay bị nhiễm trùng)

Dạng thứ hai là suy giảm miễn dịch thứ phát (suy giảm miễn dịch do mắc phải các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, suy dinh dưỡng nặng, dùng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,…). Trong đó dạng suy giảm miễn dịch tiên phát (bẩm sinh) là căn bệnh hiếm gặp với tỷ lệ trẻ nhỏ mắc phải là 1/1.200 trẻ sinh sống.

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm miễn dịch ở trẻ em

Trẻ bị suy giảm miễn dịch thường có biểu hiện nhiễm trùng nặng, dai dẳng lâu khỏi. (ảnh minh họa)

Trẻ bị suy giảm miễn dịch thường có biểu hiện nhiễm trùng nặng, dai dẳng lâu khỏi. (ảnh minh họa)

Trẻ thường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng, tái phát nhiều đợt là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh suy giảm miễn dịch.

Sau đây là một số dấu hiệu nghi ngờ suy giảm miễn dịch ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Nhiễm trùng nặng và dai dẳng (4 lần nhiễm trùng tai/năm; 2 lần viêm xoang/năm; 2 lần viêm phổi/năm).
  • Chậm tăng cân, chậm phát triển.
  • Áp xe dưới da, các cơ quan nội tạng.
  • Nấm miệng, nấm da dai dẳng.
  • Phản ứng toàn thân với vắc-xin sống, đặc biệt là vắc-xin phòng lao.
  • Nhiễm khuẩn huyết không phân lập được vi khuẩn.
  • Chàm nặng
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Chậm rụng rốn (quá 30 ngày)
  • Tim bẩm sinh
  • Cần sử dụng thuốc kháng sinh mạnh để điều trị nhiễm trùng.
  • 2 tháng dùng kháng sinh với hiệu quả thấp.
  • Biểu hiện viêm tự miễn khác.
  • Tiền sử gia đình đã có người mắc suy giảm miễn dịch hoặc mất sớm do nhiễm trùng nặng.
  • Người có số lượng bạch cầu lympho máu ngoại vi giảm dưới 2500/mm3.
  • Chụp X-quang lồng ngực không có bóng tuyến ức.

Tùy theo bản chất của loại suy giảm miễn dịch, mà người bệnh sẽ có nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng khác nhau. Đây là căn bệnh khó nhận biết và chẩn đoán, do đó nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị bệnh suy giảm miễn dịch nhưng bác sĩ dễ bỏ sót trong khâu chẩn đoán bệnh khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Điều trị suy giảm miễn dịch ở trẻ em như thế nào?

Suy giảm miễn dịch ở trẻ em cần được phát hiện sớm, để có biện pháp can thiệp kip thời giúp duy trì sức khỏe của trẻ và làm giảm nguy cơ tử vong. (ảnh minh họa)

Suy giảm miễn dịch ở trẻ em cần được phát hiện sớm, để có biện pháp can thiệp kip thời giúp duy trì sức khỏe của trẻ và làm giảm nguy cơ tử vong. (ảnh minh họa)

Mặc dù đây suy giảm miễn dịch bẩm sinh là căn bệnh di truyền, mãn tính nhưng trên thế giới nếu trẻ được phát hiện bệnh trước 3-6 tháng tuổi và điều trị kịp thời thì cơ hội khỏi bệnh có thể đạt tới 80- 90%.

Trẻ bị bệnh ở thể thiếu hụt IgG, nếu được truyền chế phẩm miễn dịch thay thế đều đặn hàng tháng thì trẻ vẫn có thể học tập, vui chơi và có cuộc sống bình thường như các bạn. Đối với thể suy giảm thể kết hợp cả tế bào và dịch thể nặng thì phương pháp ghép tế bào gốc mở ra tương lai trong điều trị.

Ngoài thuốc truyền, ở trẻ lớn, người lớn còn có chế phẩm tiêu dưới da, người bệnh có thể tự tiêm tại nhà như bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin.

Trẻ mắc bệnh về suy giảm miễn dịch cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị thay thế suốt đời nhằm duy trì cuộc sống bình thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital