Bệnh viêm dây thần kinh nguy hiểm thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Nhiều người có biểu hiện đau nhức bả vai, cánh tay, đầu, mắt hoặc liên sườn, đồng thời hạn chế khả năng vận động, có thể mất khứu giác, thị giác và các cử động trở nên khó khăn. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm dây thần kinh đang diễn ra. Cùng tìm hiểu viêm dây thần kinh nguy hiểm thế nào trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh viêm dây thần kinh là gì và nguy hiểm thế nào?

2.1. Thế nào là tình trạng viêm dây thần kinh?

Hệ thống dây thần kinh bảo phủ hầu hết toàn cơ thể từ đầu đến chân. Trong đó, quan trọng nhất là bộ não của bạn vì chúng có chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh. Do một số nguyên nhân như chấn thương, nhiễm virus hoặc do các bệnh lý về thần kinh và nhiều bệnh lý khác gây ra, khiến các tế bào thần kinh bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm.

Nhiều người nghĩ viêm dây thần kinh là bình thường, nhưng viêm dây thần kinh gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh và tình trạng viêm, nếu người bệnh không phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm.

Viêm dây thần kinh xảy ra do sự chèn ép quá mức các tế bào thần kinh lâu ngày, điều này có thể dễ thấy ở những người bị thoát vị đĩa đệm. Khi đĩa đệm bị thoát vị, nhân nhày thoáy ra và chèn ép vào dây thần kinh lâu ngày gây viêm dây thần kinh. Tùy thuộc vào từng vị trí mà người bệnh có thể bị viêm dây thần kinh thị giác, viêm dây thần kinh liên sườn, viêm dây thần kinh bả vai, viêm dây thần kinh khứu giác, viêm dây thần kinh vận nhãn, viêm dây thần kinh tiền đình ốc tai, viêm dây thần kinh mặt,…

viêm dây thần kinh điều trị thế nào?

Viêm dây thần kinh vai, cánh tay.

2.2. Viêm dây thần kinh có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng viêm diễn ra lâu ngày mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến thoái hóa sơi trục thần kinh, viêm đa dây thần kinh, tổn thương có thể lan tới màng não cứng, viêm quanh các tĩnh mạch trong khoang dưới nhện,… Người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như: rối loạn cảm giác đau, dị cảm ở các chi, có thể liệt ở 2 chi dưới sau đó lan lên 2 chi trên, liệt cơ hô hấp cần phải cấp cứu ngay. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tổn thương hệ thần kinh giao cảm, rối loạn tuần hoàn, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Cơn đau nhức là dấu hiệu khởi đầu, cảnh báo bạn nên đi thăm khám sớm để ngăn ngừa các biến chứng do viêm dây thần kinh có thể xảy ra. Việc trì hoãn thăm khám hoặc điều trị sai cách có thể khiến bệnh nặng hơn, trở nên khó điều trị hơn. Hoặc có khả năng tái phát đợt viêm dây thần kinh cấp trong những năm tiếp theo, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, nếu có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân nên đi thăm khám tại chuyên khoa Nội thần kinh ở các cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh dựa trên các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Từ đó, tùy theo từng trường hợp sẽ có hướng điều trị phù hợp.

1. Đặc điểm của hệ thống dây thần kinh – hiểu để phát hiện sớm những bất ổn

Bên trong cơ thể người có rất nhiều dây thần kinh. Chúng kết nối thành một mạng lưới được gọi là hệ thống dây thần kinh. Hệ thống này có chức năng dẫn truyền thông tin, nhận và gửi các tín hiệu giữa cơ thể và não bộ để giúp con người duy trì hoạt động sống mỗi ngày. Hệ thống dây thần kinh không hoạt động độc lập mà phối hợp với nhiều hệ cơ quan khác giúp kiểm soát và duy trì các chức năng khác nhau trong cơ thể.

viêm dây thần kinh

Hệ thống mạng lưới dây thần kinh trong cơ thể.

Hệ thống dây thần kinh có nhiều điều thú vị mà có thể bạn chưa biết:

1.1 Dây thần kinh có khả năng phát điện

Khi một tế bào thần kinh muốn ra tín hiệu “báo hiệu” cho một tế bào thần kinh khác, chúng sẽ tạo ra xung điện. Mỗi xung thần kinh sẽ phát ra xung điện khoảng 110mV trên màng của sợi trục và được phát đi theo chiều dài của sợi trục (axon) đến tế bào thần kinh khác.

1.2 Tốc độ xung thần kinh khá nhanh

Tốc độ xung điện phát ra từ một tế bào thần kinh tới tế bào thần kinh khác có thể di chuyển với tốc độ lên tới 100 mét mỗi giây (100m/s).

viêm dây thần kinh nguy hiểm thế nào?

Dây thần kinh có khả năng phát điện với tốc độ khá nhanh (100m/s).

1.3 Tế bào thần kinh rất khó “hồi sinh”

Các tế bào thần kinh không trải qua quá trình phân chia. Nếu tế bào thần kinh này bị tổn thương, sẽ rất khó có một tế bào thần kinh khác được sản sinh để thay thế chúng. Vì vậy “phần công việc” tế bào thần kinh bị tổn thương “chết đi” sẽ được chia sẻ cho các tế bào thần kinh còn lại. Điều này cũng lý giải vì sao sự tổn thương hệ thần kinh lại vô cùng nghiêm trọng.

1.4 Cơ thể chúng ta sử dụng nhiều hơn 10% não bộ

Trước đây có quan điểm cho rằng, cơ thể con người chỉ sử dụng khoảng 10% não bộ, do đó nhiều người đã không nghỉ ngơi mà làm việc hết sức. Nhưng quan điểm trên là chưa đúng vì bộ não của con người luôn hoạt động hết công suất và có lẽ là chúng chỉ nghỉ ngơi một chút khi chúng ta đi ngủ.

1.5 Bộ não “nhỏ” nhưng “ăn nhiều”

Bộ não của bạn tuy nhỏ so với cơ thể mỗi chúng ta (trọng lượng não bộ nặng khoảng gần 1,5kg) lại cần tới 20% lượng oxy và lưu lượng máu cung cấp cho toàn cơ thể.

1.6 Hộp sọ không phải thứ duy nhất bảo vệ não

Bên cạnh hộp sọ “hàng rào” bảo vệ não trước “sự tấn công” bên ngoài thì một hàng rào đặc biệt khác là “hàng rào máu não” sẽ giúp bảo vệ não bộ trước sự ngăn chặn của các chất có hại trong máu xâm nhập vào não của bạn.

1.7 Có rất nhiều chất dẫn truyền thần kinh

Ngoài dopamine và serotonin là hai chất dẫn truyền thần kinh phổ biến và quan trọng nhất, thì các nhà khoa học đã phát hiện ra có hơn 100 chất liên quan đến việc dẫn truyền các tín hiệu giữa hệ thống thần kinh với nhau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital