Răng sâu tưởng chừng là vấn đề không đáng ngại nhưng lại là nỗi lo của rất nhiều người. Bệnh nhân sâu răng thường sẽ phải chịu ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe cũng như đối mặt với bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người nói rằng không cần quá lo lắng vì sâu răng tự lành được. Vậy sự thật là gì?
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là tình trạng bị sâu răng?
Sâu răng là một tình trạng răng bị hư hại bởi sự tấn công của vi khuẩn. Cụ thể, khi vi khuẩn ở trong miệng tiêu hóa thức ăn sẽ tạo nên axit gây hại cho phần men răng. Từ đó. răng sẽ bị mất khoáng chất và hình thành vết sâu ở trên bề mặt. Nếu bệnh răng sâu không được điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khác như viêm lợi, bệnh nha chu, viêm tủy răng và mất răng.
1.1 Những dấu hiệu nhận biết bệnh sâu răng
Sau đây là một số những dấu hiệu điển hình của bệnh sâu răng.
1.1.1 Xuất hiện những đốm đen ở trên bề mặt răng
Một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết bệnh sâu răng là sự hiện diện của những đốm đen trên bề mặt răng. Tuy dễ nhận thấy nhưng lại không ít người bỏ qua dấu hiệu này. Ban đầu, những đốm đen chỉ có màu hơi sậm nên thường bị bỏ qua. Thế nhưng lâu ngày, đốm đen sẽ lan rộng, tạo lỗ sâu. Một số trường hợp khác, sâu răng sẽ xuất hiện đốm màu trắng, vệt sáng màu ở trên răng.
1.1.2 Nướu bị sưng, chảy máu
Vi khuẩn sâu răng khi lây lan sẽ khiến mô nướu trở nên ngày càng nhạy cảm. Đặc biệt là khi có lực tác động vào như chải răng hay sử dụng chỉ nha khoa thì nướu sẽ chảy máu, dễ bị nhiễm trùng. Điều này là dấu hiệu cho thấy răng đang báo động về mức độ sâu và cần điều trị ngay, tránh những biến chứng nguy hiểm.
1.1.3 Hơi thở hôi
Do thức ăn bị mắc vào răng lâu ngày không được hình thành nên vi khuẩn sẽ dễ phát triển, tạo mùi hôi ở trong hơi thở của người bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn còn dẫn tới tình trạng xuất hiện vị đắng ở trong miệng gây ảnh hưởng tới vị giác. Khi ăn, người bệnh sẽ không thấy ngon miệng.
1.1.4 Răng nhạy cảm hơn
Khi bị sâu răng, những cơn ê buốt răng sẽ xuất hiện thường xuyên. Tình trạng này đặc biệt rõ rệt khi người bệnh ăn đồ quá nóng hay quá lạnh. Đây chính là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đang tấn công, cần điều trị sớm.
1.1.5 Lỗ sâu xuất hiện trên răng
Khi vi khuẩn tấn công lâu ngày, những lỗ sâu răng sẽ xuất hiện. Ban đầu, đó chỉ là những lỗ nhỏ trên răng hoặc kẽ hở ở giữa 2 răng khiến thức ăn dễ bị mắc vào. Điều này sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển ngày càng nhanh chóng.
1.2 Các loại sâu răng
Sâu răng được phân loại dựa theo những đặc điểm riêng. Trong đó, phổ biến nhất là cách phân sâu răng theo mức độ và sâu răng theo vị trí.
Theo mức độ, sâu răng được chia làm 3 mức độ từ nhẹ tới nghiêm trọng. Mỗi mức độ sẽ xuất hiện những triệu chứng và có cách điều trị khác nhau. Trong đó, giai đoạn 1 là lúc tình trạng răng sâu nhẹ. Giai đoạn 2 là khi sâu ăn vào tủy. Giai đôạn 3 là lúc tủy răng đã bị viêm nhiễm.
Theo vị trí, sâu răng được chia là 2 loại:
– Sâu thân răng: Tình trạng sâu xuất hiện ở trên bề mặt cùng các vị trí kẽ răng. Tình trạng này sẽ có những biểu hiện như các vệt hay chấm đen ở răng phía trên nướu.
– Sâu chân răng: Tình trạng sâu sẽ ăn mòn chân răng và dẫn tới bị tụt nướu, hở chân răng..
2. Sự thật về việc răng sâu tự lành
2.1 Răng sâu tự lành được không?
Nhiều người nghĩ rằng sâu răng không phải bệnh lý nghiêm trọng và sâu răng tự lành được, không cần điều trị nha khoa. Tuy nhiên, quan điểm sâu răng tự lành là sai lầm. Trên thực tế, răng bị sâu khác những bộ phận khác khi chịu tổn thương. Điều này là bởi sâu răng bị gây ra do cả một quá trình. Đặc biệt, răng cũng là bộ phân duy nhất ở trên cơ thể không thể tự phục hồi lại mà không có sự can thiệp điều trị.
Theo nhiều ý kiến, răng bị sâu từ lúc có đốm đen xuất hiện đến khi có lỗ sâu có thể mất tới 1.5 năm. Trong khoảng thời gian đó, người bệnh nên có phương pháp để điều trị kịp thời, dứt điểm bệnh lý chứ sâu răng tự lành là không thể xảy ra. Ngoài ra, tình trạng sâu răng nếu để lâu, không được điều trị kịp thời còn có thể ăn sâu vào tủy, gây nhiều biến chứng. Thậm chí người bệnh có nguy cơ bị mất răng thật.
2.2 Có thể áp dụng những biện pháp dân gian điều trị răng sâu tại nhà không?
Đã có nhiều người từng áp dụng những biện pháp dân gian như sử dụng lá trà xanh, cao cau, … để điều trị sâu răng và nói răng có hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế thì chưa có bất kì nghiên cứu nào cho thấy những phương pháp này có thể điều trị sâu răng. Dù cho có tác dụng thì bệnh sâu răng cũng sẽ không được điều trị triệt để. Vậy nên, người bệnh vẫn cần tới nha khoa để kiểm tra, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị phù hợp.
3. Các cách điều trị sâu răng hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh sâu răng hiệu quả được các bác sĩ áp dụng. Những phương pháp này sẽ được chỉ định tùy vào mức độ sâu răng cũng như tình trạng răng miệng cụ thể.
– Điều trị với Florua: Phương pháp này thường được áp dụng với răng bị sâu ở mức độ nhẹ, giai đoạn sớm. Sau khi thực hiện, men răng có thể tự phục hồi.
– Hàn trám răng: Khi sâu răng mới hình thành nên, lỗ sâu chưa to, miếng trám còn đảm bảo có tác dụng tốt, bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng sâu. Sau đó, lỗ sâu sẽ được hàn trám để xử lý.
– Nhổ răng: Với những trường hợp nghiêm trọng, răng sâu không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nhổ răng. Răng sau khi được nhổ bỏ sẽ được phục hình, thay thế bằng răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai.
– Điều trị tủy răng: Khi sâu răng trở nên nghiêm trọng, sâu lan tới tủy răng, ta sẽ cần thực hiện lấy tủy. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành bỏ phần tủy răng đã bị sâu. Sau đó, bên trong sẽ được làm sạch rồi hàn trám hoặc bọc sứ.
Có thể thấy, răng sâu tự lành là không thể được. Tuy nhiên người bệnh có thể ngăn chặn bệnh sớm ngay từ quá trình chăm sóc, ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, mỗi người nên rèn luyện thói quen kiểm tra nha khoa định kỳ. Điều này để sức khỏe răng miệng luôn đảm bảo. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể xử lý kịp thời các vấn đề nếu có dấu hiệu bất thường.