Sự nguy hại của không khí ô nhiễm và cách bảo vệ hệ hô hấp

Tham vấn bác sĩ
Môi trường không khí ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là đe dọa trực tiếp đến hệ hô hấp của chúng ta. Sự ô nhiễm không khí gây ra hàng loạt các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… Vậy đứng trước tình hình ô nhiễm không khí và bụi mịn như hiện nay, bạn cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp nói riêng và bảo vệ sức khỏe nói chung? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Bảo vệ hệ hô hấp là điều cần làm trong môi trường ô nhiễm

ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM đang ở mức báo động. (ảnh minh họa)

Vì sao cần bảo vệ hệ hô hấp khi môi trường không khí ô nhiễm

Thực trạng ô nhiễm không khí tai Hà Nội và TP.HCM hiện nay đang ở mức “báo động”. Các chỉ số về ô nhiễm không khí vượt mức cho phép theo tiểu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Sự xuất hiện của bụi mịn, bụi siêu mịn (kích thước dưới 2,5 micromet) – một trong những thành phần của không khí ô nhiễm khi hít vào sẽ đi vào phổi, chúng sẽ theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm ở nhiều bộ phận, điển hình nhất là ở các cơ quan hô hấp trên như tai, mũi, họng, đi sâu xuống hệ hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi. Vì vậy việc bảo vệ hệ hô hấp là cần thiết.

Bảo vệ hệ hô hấp: Tác hại của bụi mịn do không khí bị ô nhiễm đến hệ hô hấp con người. (ảnh minh họa)

Tác hại của bụi mịn do không khí bị ô nhiễm đến hệ hô hấp con người. (ảnh minh họa)

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỷ lệ đột qụy não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Do đó WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai con em chúng ta.

Sự tác động của không khí ô nhiễm đến hệ hô hấp của chúng ta

Bảo vệ hệ hô hấp: Tác hại của ô nhiễm không khí đến hệ hô hấp. (ảnh minh họa)

Tác hại của ô nhiễm không khí đến hệ hô hấp. (ảnh minh họa)

Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của các đợt viêm cấp như viêm họng cấp, viêm mũi, viêm tai,… sẽ xuất hiện.

Theo các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do mắc các vấn đề về hô hấp và tim mạch ngày càng tăng cao. Do vậy ngoài việc có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường tương lai, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí thì việc làm đầu tiên và quan trọng nhất đó là mỗi người cần phải biết cách bảo vệ hệ hô hấp và chăm sóc sức khỏe trước tình hình ô nhiễm không khí.

Một số biện pháp giúp bảo vệ hệ hô hấp trước sự ô nhiễm không khí

Làm gì để bảo vệ hệ hô hấp trước ô nhiễm không khí

Trước tình hình ô nhiễm không khí đặc biệt, là bụi mịn như hiện nay thì chủ động phòng ngừa các nguy cơ ô nhiễm sau là vô cùng cần thiết:

– Đầu tiên với các bệnh nhân hay mắc các bệnh lý về hô hấp, ngoài bụi thì khói và các mùi hắc khó chịu cũng là tác nhân gây các đợt cấp. Vì vậy tất cả mọi người, kể cả trẻ em nên được trang bị khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu. Lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn). Đây là cách bảo vệ hệ hô hấp đơn giản và dễ thực hiện mà mọi người đều có thể thực hiện.

– Với bệnh nhân hen hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần đi thăm khám ngay với bác sĩ.

– Vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh tai mũi họng hàng ngày và khi ra ngoài về.

– Tránh ra đường, đặc biệt là cho trẻ nhỏ ra đường vào các giờ cao điểm nhiều phương tiện giao thông đang lưu hành.

– Không nên qua lại nhiều những khu vực gần khu công nghiệp, nơi phát sinh nhiều khói bụi.

– Nên có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế xả rác ra ngoài môi trường, không đốt rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định.

– Tăng cường trồng nhiều cây xanh xunh quanh khu vực mình sinh sống.

– Thăm khám sớm với bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường ở cơ quan hô hấp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital