Sốt xuất huyết ở trẻ em và những triệu chứng cảnh báo

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là một loại bệnh truyền nhiễm, có thể xếp vào một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì nếu trẻ không được phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời, rất dễ xảy ra các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tạng, thậm chí là tử vong. Vì vậy ba mẹ cần lưu lại ngay những triệu chứng nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết sau đây.

Những triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết ở trẻ em

triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết ở trẻ em đúng như tên gọi của chúng là “sốt” và “xuất huyết”.

– Sốt cao (39-40 độ C), rất khó hạ, uống hết thuốc lại sốt. Thường con chỉ sốt không thôi ít khi kèm theo ho, sổ mũi, hay tiêu chảy. Hai ngày đầu thường là theo dõi chứ chưa kết luận được gì.

– Sau hai ngày thì cần phải làm xét nghiệm máu, để chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh hay nhẹ có cách xử trí kịp thời.

– Xuất huyết thì có xuất huyết trong và xuất huyết ngoài. Xuất huyết ngoài thì dễ nhận biết còn xuất huyết trong thường khó nhận biết hơn. Khi trẻ bị xuất huyết con thường có các biểu hiện như chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, chảy máu cam, nôn ói nhiều thậm chí nôn ra máu, xuất huyết dưới da.

Sốt xuất huyết ở trẻ em khi nào cần đến viện ngay

sốt xuất huyêt ở trẻ em cần được đưa đến viện sớm để xử trí kịp thời tránh gây biến chứng nguy hiểm

sốt xuất huyết ở trẻ em cần được đưa đến viện sớm để xử trí kịp thời tránh gây biến chứng nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Cần đưa trẻ đến viện ngay, dù bé đã hạ sốt nhưng còn có một trong số các biểu hiện sau:

  • Nôn nhiều
  • Đau bụng vùng gan (vùng sườn bên phải)
  • Chảy máu cam
  • Ói ra máu
  • Đi ngoài ra máu
  • Trẻ mệt li bì, tay chân lạnh

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Uống nhiều nước, hạn chế vận động, tái khám và theo dõi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần chú ý theo dõi trẻ thường xuyên nếu thấy các dấu hiệu bất thường trên nên cho con đi thăm khám kịp thời.

Tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi chưa cần thiết. Việc truyền dịch phải có chỉ định từ bác sĩ và cần theo dõi cẩn thận trong suốt quá trình bé truyền dịch, để tránh các sự cố như bị sốc khi truyền.

phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch do đó việc phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. 

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết

Diệt muỗi: Nếu thấy có muỗi ba mẹ cần lưu ý xem trong nhà hay gần nhà có những vật dụng nào đựng nước lâu ngày không. Có khu nào bị đọng nước mà nước dễ nhiễm bẩn không, tìm và diệt các lăng quăng ở đó để tránh chúng phát triển và gây bệnh.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: phải vệ sinh nhà cửa, chăn màn, đồ chơi của trẻ thường xuyên chứ không phải khi nào có người bị bệnh rồi mới lo vệ sinh. Có thể dùng các dung dịch xát khuẩn để tẩy rửa thường xuyên, nhất là khu nhà vệ sinh, gầm giường, gầm tủ, gầm cầu thang những nơi ít sử dụng tới cũng  cần phải được vệ sinh sạch sẽ.

Hạn chế cho trẻ chơi ở khu vực bóng tối, ẩm ướt, đặc biệt trong mùa dịch sốt xuất huyết dễ bùng phát. Cần cho trẻ nằm màn thường xuyên kể cả bé ngủ ban ngày vì muỗi ngày nhiều khi rất độc. Và nên mặc quần áo dài tay cho con để tránh bị muỗi đốt.

Hãy cho con đi thăm khám khi bé có các triệu chứng nghi ngờ bị sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ dễ để lại các biến chứng nguy hiểm nếu ba mẹ chủ quan và không cho con đi thăm khám kịp thời.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, ba mẹ chỉ cần liên hệ tới số 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital