Sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi nguy hiểm tới mức nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan vô cùng nhanh ở những khu vực có nguy cơ bùng dịch như ẩm thấp, thiếu vệ sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng rất dễ gặp biến chứng khi bị sốt xuất huyết. Do đó, cha mẹ nên hiểu rõ mức độ nguy hại của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi để có thể bảo vệ con đúng cách.

1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết do Virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là vật truyền nhiễm trung gian có thể khiến bệnh bùng phát thành dịch. Bệnh sốt xuất huyết có thể mắc ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em sinh sống trong khu vực đang có dịch hoặc nơi có nguy cơ hình thành dịch như ẩm thấp, kém vệ sinh. Khí hậu nhiệt đới ẩm ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi. Dịch thường bùng phát từ tháng 5 tới tháng 11 hàng năm. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là đối tượng có tỷ lệ gặp biến chứng vô cùng cao nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Muỗi vằn là vật truyền nhiễm trung gian gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Muỗi vằn là vật truyền nhiễm trung gian gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

2. Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi

Việc phát hiện các dấu hiệu bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị kịp thời cho trẻ. Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi gần giống với sốt xuất huyết ở trẻ lớn. Dưới đây là một số dấu hiệu thường xuất hiện khi trẻ mắc sốt xuất huyết cha mẹ nên lưu ý:

2.1. Giai đoạn khởi phát

– Ngày thứ nhất, trẻ thường có biểu hiện sốt cao hơn 39 độ C kéo dài. Biểu hiện này thường bị nhầm lẫn thành bệnh cảm cúm hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.

– Ngày thứ hai, tình trạng sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo triệu chứng mẩn đỏ, xuất huyết ở vùng cổ, bụng và chân tay bé.

– Ngày thứ ba, bé liên tục sốt cao và xuất huyết. Đồng thời, bé có thể có các biểu hiện như chảy máu cam, chảy máu chân răng và quấy khóc. Một số trẻ cũng có thể xuất huyết đường tiêu hóa gây ra hiện tượng nôn hoặc đi ngoài ra máu.

– Ngoài ra, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ như: Vùng ổ mắt bị phù nề; đi tiểu ra máu; cơ thể lạnh ngắt…

Trẻ mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao, xuất huyết ở cổ, tay chân…

Trẻ mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao, xuất huyết ở cổ, tay chân…

2.2. Giai đoạn nguy cấp

Từ ngày thứ 3 trở đi tới ngày thứ 6, nếu không được điều trị thì bệnh sẽ diễn tiến trở nặng với các biểu hiện như: Suy giảm hệ miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, sưng phù vùng bụng, xuất huyết nghiêm trọng…

3. Sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi nguy hiểm như thế nào?

Một số biểu hiện ban đầu của bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy bảo vệ con đúng cách bằng việc đưa con tới các cơ sở y tế nhằm tránh những biến chứng nguy hại như:

Suy tim, suy thận do tình trạng xuất huyết liên tục làm rối loạn hệ tuần hoàn và hệ bài tiết.

– Sốc do virus làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu gây xuất huyết. Trẻ có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết nội tạng như nôn ra máu, đi tiểu ra máu…

– Hôn mê do dịch huyết tương ứ đọng trong màng não gây phù não và các hội chứng thần kinh.

– Tràn dịch màng phổi do huyết tương tràn, xâm nhập vào hệ hô hấp.

– Xuất huyết não do tiểu cầu giảm và có thể tử vong.

Sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi nguy hiểm tới mức nào?

Bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng con trẻ

3. Điều trị sốt xuất huyết cho trẻ 1 tuổi

Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị chủ yếu là tập trung điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước, truyền dịch… Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh càng nguy hiểm hơn vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, ba mẹ cần đưa con đi thăm khám ngay, không nên tự ý điều trị tại nhà.

Tùy vào triệu chứng mà trẻ đang gặp phải, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị riêng. Đối với bệnh sốt xuất huyết, một số trẻ có thể được điều trị ngoại trú dưới sự giám sát và hướng dẫn chặt chẽ từ bác sĩ, một số trẻ cần nhập viện để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Các trường hợp nhẹ và điều trị ngoại trú, ba mẹ có thể thực hiện các biện pháp:

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol đơn chất nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ.

– Nếu tình trạng sốt cao không thuyên giảm thì có thể cho con uống paracetamol kết hợp lau người trẻ bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát.

– Bù dịch, nước và điện giải cho trẻ bằng đường uống với nước sôi để nguội, nước trái cây, hoặc nước cháo loãng…

– Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của con sau khi cho uống thuốc hạ sốt và nghỉ ngơi.

– Báo ngay cho bác sĩ nếu thấy con xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc không có dấu hiệu hạ sốt.

Nếu sau 3 ngày mà trẻ vẫn không hạ sốt thì cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách

Nếu sau 3 ngày mà trẻ vẫn không hạ sốt thì cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách

4. Những việc cần tránh khi trẻ bị sốt xuất huyết

Rất nhiều phụ huynh thường tự ý điều trị bệnh cho con tại nhà. Điều này có thể gây nên những hệ lụy không đáng có khiến trẻ có dấu hiệu nặng thêm. Cha mẹ nên lưu ý tránh làm những điều sau đây khi con bị sốt xuất huyết.

– Không hạ sốt bằng những biện pháp dân gian cho con vì có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng cho trẻ.

– Không cho trẻ uống những loại nước có ga, nước có màu đậm vì có thể gây nhầm với hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.

– Chỉ truyền dịch cho con khi có chỉ định của bác sĩ. Không truyền dịch tại nhà hoặc tại những cơ sở y tế không đảm bảo vì có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng như suy tim, phù nề,… nặng nhất là tử vong.

– Cha mẹ không được sử dụng kháng sinh do sốt xuất huyết thuộc dạng sốt virus ở trẻ. Cha mẹ chỉ nên sử dụng nếu bác sĩ chỉ định khi con có hiện tượng bội nhiễm.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do vậy, việc chăm sóc ngoại trú cho trẻ cần được thực hiện đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cần kịp thời đưa con tới trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và điều trị với phác đồ phù hợp để nhanh đẩy lùi bệnh tật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital