Sốt siêu vi là gì, điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ em có sức đề kháng còn yếu kém nên có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý. Một trong những bệnh phổ biến nhất chính là sốt siêu vi. Vậy sốt siêu vi là gì? Để hiểu hơn về căn bệnh này, bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Sốt siêu vi là gì?

1.1. Tìm hiểu bệnh sốt siêu vi ở trẻ em

Sốt siêu vi là gì” luôn là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Khi các bạn nhỏ bị sốt siêu vi (hay còn được gọi là sốt virus) là khi nhiệt độ trong cơ thể tăng cao để chống lại sự tấn công của các virus cấp tính. Bệnh không có gì đáng lo ngại, thường nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh chủ quan, để tình trạng kéo dài thì bệnh sẽ có chuyển biến xấu trong thời gian cực ngắn. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

“Sốt siêu vi là gì” luôn là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh.

Sốt siêu vi là gì” luôn là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh.

1.2. Triệu chứng nhận biết của bệnh sốt siêu vi là gì?

Vì bệnh có nhiều dấu hiệu tương đồng với một vài bệnh lý khác, điển hình là sốt xuất huyết. Vì vậy, việc nhận biết chính xác những triệu chứng của bệnh là vô cùng quan trọng. Việc này giúp các bố mẹ và bác sĩ có phương án điều trị kịp thời và phù hợp.

Thông thường, bệnh sốt siêu vi sẽ có một số triệu chứng điển hình như: Cơ thể ớn lạnh, không có dấu hiệu giảm nhiệt dù đã dùng thuốc hạ sốt, buồn nôn, nôn, mặt sưng phù, phát ban… Mặt khác, bệnh cũng có một số triệu chứng khác như: Ngạt mũi, nhức đầu, ho, đau mỏi cơ bắp, mất tinh thần, hay khó chịu, quấy khóc…

Trong trường hợp thấy bé có những dấu hiệu như đau bụng, liên tục sốt cao, đi ngoài có máu hoặc toàn thân phát ban thì các bố mẹ cần ngay lập tức đưa con tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

1.3. Nguyên nhân gây sốt siêu vi là gì?

Nguyên nhân chính của căn bệnh này chính là do nhiều loại siêu vi trùng (virus) khác nhau gây ra. Có rất nhiều chủng gây bệnh nhưng điển hình là các loại: virus cúm, Rinovirus, Coronavirus, Enterovirus, Adenovirus…

Sốt virus thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa, khi thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Chính sự thay đổi thời tiết bất ngờ như vậy khiến những tế bào bạch cầu của trẻ chưa kịp thích nghi, tạo điều kiện để các chủng virus có cơ hội xâm nhập cơ thể.

Virus cúm là một trong những nguyên nhân chính của căn bệnh này.

Virus cúm là một trong những nguyên nhân chính của căn bệnh này.

1.4. Bệnh sốt virus có lây không?

Như đã chia sẻ, bệnh do các loại virus gây ra nên khả năng lây nhiễm là hoàn toàn có. Bệnh thường lây từ người sang người qua hai những đường sau:

– Hô hấp: Nếu bé có trò chuyện hoặc tiếp xúc với người bệnh khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi… thì bố mẹ cần theo dõi.

– Máu: Bệnh sẽ lây truyền khi tiêm chích chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục thiếu an toàn, mẹ truyền cho bé khi sinh nở…

– Công cộng: Những vật dụng quen thuộc như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay vịn cầu thang… đều có thể là nguồn gây bệnh. Do đó, các bố mẹ hạn chế để bé tiếp xúc với những vật dụng trên để tránh nhiễm bệnh.

2. Các biến chứng của sốt siêu vi là gì?

Khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bé có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng như:

2.1. Sốt siêu vi gây viêm phổi

Viêm phổi chính là biến chứng phổ biến nhất ở trẻ mà sốt virus gây ra. Khi đường hô hấp bị nhiễm trùng nặng sẽ gây tổn thương các mô phổi. Từ đó, hệ hô hấp sẽ bị suy nhược do quá trình trao đổi khí bị rối loạn nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tử vong trong những bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

2.2. Viêm tiểu phế quản

Trẻ nhiễm sốt virus rất dễ bị viêm tiểu phế quản (hay còn lại đường hô hấp nhỏ), đặc biệt là các bé dưới một tuổi. Khi virus xâm nhập thành công vào hệ hô hấp của bé sẽ khiến tiểu phế quản bị viêm nhiễm, dẫn đến sưng phù. Đồng thời, tình trạng viêm nhiễm còn tiết dịch gây nguy cơ tắc nghẽn tiểu phế quản khiến bé vô khó thở. Đối với trẻ dưới một tuổi thì biến chứng này rất nguy hiểm, thậm chí đe doạ tính mạng của bé.

Trẻ nhiễm sốt virus rất dễ bị viêm tiểu phế quản (hay còn lại đường hô hấp nhỏ).

Trẻ nhiễm sốt virus rất dễ bị viêm tiểu phế quản (hay còn lại đường hô hấp nhỏ).

2.3. Viêm thanh quản

Cũng chỉ có phổi và tiểu phế quản, virus còn tấn công cả thanh quản của bé. Khi thanh quản bị virus tấn công, bé sẽ có dấu hiệu điển hình là ho liên tục, ho rất nhiều. Viêm thanh quản có khả năng gây sưng đường hô hấp, khiến đờm tích tụ tập trung ở mũi và họng, khiến bé gặp khó khăn trong việc hít thở.

2.4. Viêm cơ tim

Sốt siêu vi gây viêm cơ tim là hiện tượng tuy là hiếm gặp nhưng không phải không có. Đó là hiện tượng các bé bị chủng virus adenovirus tấn công, nếu không được phát hiện và điều trị thì bé sẽ bị viêm cơ tim.

Một số dấu hiệu khi cơ thể bé bị loại virus này tấn công bao gồm: Mệt mỏi, thở khó, chán ăn, không hoạt bát đùa nghịch, dễ lịm đi… Khi nhận thấy con có những biểu hiện trên thì mẹ nhất định phải đưa con tới bác sĩ vì con có nguy cơ bị viêm cơ tim. Nếu không được xử trí kịp thời, con có nguy cơ bị suy tim cấp hoặc thậm chí là sốc tim.

2.5. Sốt siêu vi gây ra biến chứng ở não

Sốt virus khiến thân nhiệt của bé tăng cao và có nguy cơ xuất hiện những cơn co giật, hôn mê. Chính những cơn co giật này gây ra các di chứng ở não, khiến sức khoẻ và cả sự phát triển sau này của bé bị ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, khi thấy con yêu sốt cao, có những biểu hiện trên thì cần có phương án kịp thời.

3. Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh sốt siêu vi

3.1. Chăm sóc bé bị sốt siêu vi như thế nào?

Hiện nay, trên thị trường chưa có bất cứ loại thuốc đặc trị nào có thể chữa trị triệt để bệnh sốt siêu vi. Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia khuyên các mẹ nên ghi nhớ một vài lưu ý sau để áp dụng khi bé yêu lỡ nhiễm bệnh:

– Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé.

–  Cho bé nằm nghỉ ngơi.

– Lấy khăn mềm, nhúng nước ấm, vắt khô và lau người cho bé, đặc biệt là các vùng như bẹn, nách… để làm giảm thân nhiệt cho bé.

– Cho bé mặc quần áo chất liệu mềm, dễ thấm hút mồ hôi.

– Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là oresol hoặc nước ép trái cây để bổ sung vitamin C, tăng sức đề kháng cho bé.

– Trong trường hợp bé có thân nhiệt quá cao, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Khi bé bị sốt virus, cha mẹ hãy cho bé nằm nghỉ và thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé.

Khi bé bị sốt virus, cha mẹ hãy cho bé nằm nghỉ và thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé.

3.2. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sốt virus ở trẻ?

Có thể nói, virus có tốc độ phát triển khó lường và có khả năng bùng phát thành dịch. Do đó, mẹ hãy phòng bệnh cho bé bằng những mẹo sau:

– Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất cho bé.

– Chăm chỉ thực hiện vệ sinh nhà cửa và giữ gìn môi trường xung quanh sao cho sạch sẽ, thoáng mát, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

– Luôn luôn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để đảm bảo vệ sinh.

– Cho bé tiêm phòng đầy đủ.

– Tránh xa những bé hoặc những người đang nhiễm bệnh.

Cho bé tiêm phòng đầy đủ là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cho bé.

Cho bé tiêm phòng đầy đủ là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cho bé.

Vậy là bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết về bệnh sốt siêu vi ở trẻ. Với những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng hay biến chứng, và cả cách phòng ngừa… Hy vọng các phụ huynh đã có thể hiểu sốt siêu vi là gì và có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital