Sốt mọc răng bao lâu thì hết? Biểu hiện và chế độ ăn cho trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt mọc răng bao lâu thì hết là câu hỏi của nhiều cha mẹ đang chăm sóc con nhỏ. Nhất là những cha mẹ lần đầu có con thì điều này càng trở lên khó khăn hơn. Sốt mọc răng là một hiện tượng bình thường trong năm đầu đời của bé. Vậy để biết bao lâu thì hiện tượng này sẽ hết và làm gì để con dễ chịu hơn, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì hết?

Mỗi trẻ sẽ có một quá trình mọc răng không giống nhau. Có trẻ cả quá trình mọc răng rất ít khi sốt. Thế nhưng cũng có trẻ triệu chứng sốt lại nhiều và rõ rệt. Do đó, cha mẹ khó có thể đoán trước được. Những chiếc răng đầu tiên khi mọc lên sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. Sau đó những cơn đau khi mọc răng sẽ thuyên giảm dần cho đến khi răng hàm mọc.

Trẻ sốt mọc răng là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này có thể sẽ tự hết sau 3-4 ngày. Nhiều cha mẹ nhầm tưởng răng mọc răng khiến cho bé bị sốt. Tuy nhiên, sự thực là khi trẻ mọc răng, nướu bị nứt, gây đau và ngứa ngáy, trẻ có xu hướng thích cho tay vào miệng, dễ tạo điều kiện cho tác nhân có hại xâm nhập gây viêm, dẫn tới sốt.

Với mỗi trẻ thì hiện tượng mọc răng lại là không giống nhau. Đôi khi có trẻ mọc răng trước khi những dấu hiệu mọc răng xuất hiện. Nhưng cũng có những bé khác đôi khi lại có những triệu chứng này sau khi mọc.

Sốt mọc răng bao lâu thì hết là câu hỏi của nhiều cha mẹ đang chăm sóc con nhỏ, nhất là những cha mẹ lần đầu

Trẻ sốt mọc răng là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Nó có thể sẽ tự hết sau 3-4 ngày

 2. Sốt mọc răng ở trẻ biểu hiện như nào?

2.1 Sốt mọc răng

Cha mẹ nên phân biệt trẻ sốt mọc răng và trẻ bị sốt thường, sốt không phải vì lý do mọc răng. Tùy với từng trường hợp thì sẽ có cách can thiệp khác nhau. Sốt mọc răng thì trẻ thường có thân nhiệt từ 38 đến 38,5 độ C. Nếu như trẻ sốt cao trên 39 độ C kèm theo phát ban, li bì… Khi ấy, rất có thể trẻ đã mắc kèm theo bệnh lý nhiễm khuẩn.

2.2 Những biểu hiện sốt mọc răng

Khi bị sốt mọc răng, trẻ thường có các biểu hiện như sau. Cha mẹ hãy lưu ý theo dõi để có phương pháp chăm sóc phù hợp nhé.

2.2.1 Thường xuyên bị chảy nước dãi

Khoảng 4 tháng sau sinh thì trẻ có thể sẽ có những biểu hiện đầu tiên của việc mọc răng. Trẻ thường có hiện tượng chảy nước dãi nhiều. Cha mẹ hãy chú ý thường xuyên phải thấm và lau. Đừng quá lo lắng, vì đây chỉ là hiện tượng báo hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng thôi.

2.2.2 Nướu, lợi của trẻ bị đau và có màu đỏ

Khi chuẩn bị mọc răng lợi của trẻ có thể sẽ bị sưng đỏ. Khi này, cha mẹ hãy kiểm tra mỗi ngày để đảm bảo mình luôn nắm bắt được những thay đổi của trẻ nhỏ nhé.

2.2.3 Trẻ hay cho tay vào miệng, bị ngứa răng và thích cắn những đồ cứng cứng

Khi mầm răng nhú lên sẽ khiến cho lợi của bé ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy khi đó thì trẻ có xu hướng đưa tay vào trong miệng. Những vật trong tay của bé cũng được bé thường xuyên cắn, gặm. Chính vì thói quen khi mọc răng này, cha mẹ nên quan tâm đến việc vệ sinh của trẻ cũng như các vật dụng hàng ngày. Thường xuyên vệ sinh tay chân, súc miệng cho trẻ. Vệ sinh cả những vật dụng trẻ hay cầm nắm để tránh được tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ.

2.2.4 Ho, ho nhiều

Đối với hiện tượng này có thể có hoặc không. Đôi lúc hiện tượng ho sẽ kèm theo sốt. Mẹ cần để ý tình trạng của trẻ. Nếu trẻ ho kèm đờm đặc, đờm xanh vàng thì đây chính là dấu hiệu trẻ cần tới khám bác sĩ. Có thể lúc này vùng lợi quanh răng đã bị bội nhiễm và gây viêm hầu họng cho bé.

2.2.5 Những biểu hiện khác khi trẻ bị sốt do mọc răng

Quấy khóc, hay hờn dỗi, bỏ ăn, chán ăn thường là những biểu hiện ban đầu và thường xuyên thấy nhất của trẻ. Đôi khi, ta có thể thấy bé đi ngoài ra phân lỏng hay phân sống nhiều lần ( khoảng 3-4 lần/ ngày)

Quấy khóc, hay hờn dỗi, bỏ ăn, chán ăn thường là những biểu hiện ban đầu và thường xuyên thấy nhất của trẻ

Quấy khóc, hay hờn dỗi, bỏ ăn, chán ăn thường là những biểu hiện ban đầu và thường xuyên thấy nhất của trẻ

3. Trẻ bị sốt mọc răng nên ăn gì?

Với hầu hết các vấn đề sức khỏe của trẻ, một chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học luôn là điều cần thiết. Cụ thể, khi bị sốt do mọc răng, chế độ ăn của trẻ cần lưu ý những điều sau:

– Khi trẻ sốt, là khi cơ thể cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một chế độ ăn khoa học, hợp lý khi bị sốt sẽ giúp bé duy trì được sức khỏe và tăng sức đề kháng chống viêm.

– Khi bước vào giai đoạn sốt mọc răng của trẻ, không nên quá lo lắng. Hãy bổ sung trong chế độ ăn cho trẻ những đồ ăn mềm, nguội và ít gia vị.

– Phải căn cứ xem tình trạng của trẻ có dị ứng với đồ ăn nào hay không. Một số thực phẩm tương đối lành tính và rất tốt cho quá trình mọc răng của trẻ. Điển hình như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng nên được sử dụng.

– Cho trẻ ăn cháo, cháo bột, canh, súp,…để trẻ bớt phải nhai nhiều gây khó chịu và dễ nuốt hơn. Khẩu phần của trẻ nên được chia nhỏ thành nhiều bữa một ngày. Ngoài ra, bạn cần bổ sung trong thực đơn của trẻ cá, tôm,… để bổ sung canxi.

– Bên cạnh đó mẹ cần cho bé uống thêm sữa, nước trái cây ép,… Những loại thức uống này giúp bổ sung vitamin..

 Một chế độ ăn khoa học khi bị sốt sẽ giúp bé duy trì được sức khỏe và tăng sức đề kháng chống viêm

Một chế độ ăn khoa học khi bị sốt sẽ giúp bé duy trì được sức khỏe và tăng sức đề kháng chống viêm

4. Khi nào bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Tuy hiện tượng sốt mọc răng là hoàn toàn bình thường. Thế nhưng đôi khi, điều này cũng tiềm tàng nhiều rủi ro và nguy hiểm. Vì vậy, nếu trẻ xuất hiện những hiện tượng sau, bố mẹ hãy ngay lập tức đưa trẻ đi thăm khám để kiểm tra nhé.

– Sốt, sốt rất cao. Từ khoảng 39 độ trở lên

– Thường xuyên quấy khóc, không thể dỗ nín.

– Tiêu chảy kéo dài

– Phát ban khắp cơ thể

Khi trẻ mọc răng thì đó chính là giai đoạn phát triển mới của bé. Đừng quên quan sát con mình để biết tình trạng của bé bạn nhé. Hy vọng bạn đã biết sốt mọc răng bao lâu thì hết rồi. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thể chăm sóc con trẻ tốt nhất bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital