Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ thường xảy ra với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi. Phần lớn, nguyên nhân của các cơn sốt này là do những tương tác phức tạp giữa các yếu tố bên ngoài (chủ yếu là virus) và các yếu tố bẩm sinh di truyền. Để các bố mẹ biết được thêm cách xử trí, bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin chi tiết.

1. Tìm hiểu chung hiện tượng sốt cao co giật

1.1. Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là gì?

Sốt cao co giật là tình trạng bé bị co giật, người cứng đơ, nguyên nhân là do những cơn sốt cao từ 39 độ trở lên. Khi bị co giật, trẻ nhỏ thường mất đi cảm giác và cơ thể có những cơn co giật trong một khoảng thời gian nhất định.

Phần lớn các cơn co giật do sốt cao đều diễn ra trong vài ngày đầu tiên khi trẻ bị sốt. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất ở các bé từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi.

Lưu ý, trẻ nhỏ bị sốt cao co giật không có nghĩa là bị bệnh động kinh. Bởi lẽ, bệnh động kinh gây ra những cơn co giật tái phát và nguyên nhân của bệnh cũng không phải do sốt cao.

Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là tình trạng bé bị co giật, người cứng đơ, nguyên nhân là do những cơn sốt cao từ 39 độ trở lên.

Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là tình trạng bé bị co giật, người cứng đơ, nguyên nhân là do những cơn sốt cao từ 39 độ trở lên.

1.2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ

Hiện nay, các bác sĩ và các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân nào gây ra hiện tượng co giật do sốt cao. Bởi trong thực tế, chưa có trường hợp nào nghiêm trọng do sốt cao co giật gây ra. Hầu như các cơn co giật xảy ra khi nhiệt độ của cơ thể trẻ tăng lên đột ngột và cũng thường xuất hiện trong ngày đầu tiên khi trẻ bị sốt.

Sở dĩ, trẻ nhỏ thường bị sốt cao co giật là vì ở giai đoạn này, não bộ của trẻ chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh. Chính vì thế, nó khá nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thân nhiệt. Khi thân nhiệt tang cao hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt diễn ra nhanh chóng, có thể kích thích bộ não của trẻ gây nên tình trạng co giật.

Ngoài ra, còn một số các tác nhân làm tăng nguy cơ sốt cao co giật, bao gồm:

Tiêm phòng

– Tiền sử gia đình có người đã từng sốt cao co giật

– Mắc các bệnh thủy đậu, cúm, viêm tai giữa, viêm amidan hoặc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus khác.

 2. Triệu chứng phổ biến của sốt cao co giật

Hầu hết, trẻ bị sốt cao sẽ có những cơn co giật kéo dài chỉ từ 30 giây đến 1 hoặc 2 phút. Nhưng cũng có những trường hợp cơn co giật kéo dài lên đến hơn 15 phút. Một vài triệu chứng phổ biến, thường gặp của hiện tượng này bao gồm:

– Sốt cao trên 39 độ, da có màu xanh.

– Mất ý thức và cảm giác từ 30 giây đến 2 phút, hoặc cũng có thể nhiều hơn.

– Các cơ khắp cơ thể bị co lại.

– Bệnh nhân khó thở, tay chân rung lắc hoặc co giật.

– Trẻ mất kiểm soát trong vấn đề đi tiểu tiện hoặc đại tiện.

– Có dấu hiệu nghiến chặt răng, cắn vào lưỡi hoặc má.

Nếu thấy con có những biểu hiện sau, nhất định cha mẹ cần phải đưa con đến gặp bác sĩ hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức:

– Bé xuất hiện cơn co giật đầu tiên

– Con co giật diễn ra trong hơn 10 phút và không thấy có dấu hiệu dừng lại.

– Bé có dấu hiệu khó thở.

– Nghi ngờ con bị viêm màng não do cơn co giật gây ra.

Sốt cao từ 39 độ trở lên là một trong các triệu chứng phổ biến, thường gặp của hiện tượng này.

Sốt cao từ 39 độ trở lên là một trong các triệu chứng phổ biến, thường gặp của hiện tượng này.

3. Một số lưu ý cho cha mẹ khi thấy con bị sốt cao co giật:

Thực tế, cha mẹ không cần dùng thuốc khi thấy trẻ bị sốt cao co giật bởi hiện tượng này không gây hại. Để trẻ mau chóng khỏi bệnh, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

3.1. Những điều cha mẹ nên làm

– Nên cho trẻ nằm nghỉ ở vị trí rộng rãi, thoáng đãng.

– Nên để trẻ nằm nghiêng trái và có gối để phòng tránh trường hợp trẻ bị nôn hoặc sùi bọt mép chảy ngược vào mũi gây tắc thở.

– Cởi bớt khuy áo, đặc biệt là khuy ở cổ áo, nới lỏng trang phục…

– Làm giảm thân nhiệt cho trẻ bằng cách lấy khăn mềm, thấm nước ấm, lau quanh các bộ phận như nách, bẹn và trán. Cha mẹ đừng quên thường xuyên đổi mặt khan hoặc thay nước để việc hạ nhiệt hiệu quả hơn.

– Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng các loại thuốc trên thị trường.

– Sau khi kết thúc cơn co giật, cha mẹ hãy nhanh chóng bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống oresol, nước ép rau quả hoặc canh rau để bù đắp vitamin, chất điện giải, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ.

– Ghi nhận lại đầy đủ các cơn co giật và đặc điểm từng cơn để cung cấp chính xác cho bác sĩ các thông tin cần thiết.

– Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ tới gặp gặp bác sĩ nếu thấy cơn co giật kéo dài hơn 5 phút mà chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Sau khi kết thúc cơn co giật, cha mẹ hãy nhanh chóng bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống oresol, nước ép rau quả hoặc canh rau để bù đắp vitamin, chất điện giải, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ.

Sau khi kết thúc cơn co giật, cha mẹ hãy nhanh chóng bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống oresol, nước ép rau quả hoặc canh rau để bù đắp vitamin, chất điện giải, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ.

3.2. Những điều cha mẹ tuyệt đối không nên làm

Cha mẹ tuyệt đối không nên làm những điều sau để tình trạng không trở nên tồi tệ hơn:

– Không nên tìm cách ghì chặt trẻ vì rất có thể sẽ gây tổn thương đến các cơ quan của trẻ.

– Không bất cứ vật gì vào chặn miệng trẻ vì có nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, sứt lợi, gãy răng hoặc thậm chí là ngạt thở.

– Không nên cho trẻ mặc nhiều quần áo vì sẽ làm giảm khả năng thoát nhiệt, cũng như khả năng lưu thông oxy trong cơ thể trẻ.

– Không nên hạ nhiệt cho trẻ bằng cách dùng nước đá để chườm vì có nguy cơ co mạch, dẫn đến giảm tốc độ thoát nhiệt.

Có thể nói, sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là một hiện tượng quen thuộc và phổ biến. Bệnh thực tế không quá nguy hiểm nhưng nếu không hiểu rõ về bệnh và có cách xử trí đúng đắn, trẻ vẫn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp cha mẹ biết mình nên làm gì khi thấy con yêu bị sốt cao co giật.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital