Gợi ý: Trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị thiếu máu, người mẹ nào cũng trĩu nặng lo âu, bởi thiếu máu ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến sự phát triển toàn diện sau này của con. Tuy nhiên, mẹ cũng nên biết rằng, chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể là chìa khóa giúp cải thiện tình trạng này cho con trong giai đoạn đầu đời. Vậy trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ bé yêu khỏe mạnh? Hãy cùng TCI khám phá những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ áp dụng, giúp mẹ nuôi dưỡng bé bằng nguồn sữa mẹ tốt hơn từ chính bữa ăn hàng ngày.
1. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh và vai trò của dinh dưỡng qua sữa mẹ
1.1. Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị thiếu máu?
Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh vẫn có thể bị thiếu máu do nhiều nguyên nhân như:
– Dự trữ sắt từ bào thai không đủ, đặc biệt là nếu trẻ sinh non, nhẹ cân.
– Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai chưa hợp lý và mẹ thiếu máu trong thai kỳ.
– Trẻ bị mất máu do chấn thương khi sinh hoặc bệnh lý.
– Giai đoạn sau sinh, trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng mẹ lại thiếu dưỡng chất thiết yếu.
Trong đó, nguyên nhân từ chế độ ăn của mẹ đang ngày càng được quan tâm, bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp duy nhất cho bé trong giai đoạn đầu đời.
Trẻ sơ sinh thiếu máu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
1.2. Vai trò của dinh dưỡng từ mẹ đối với bé
Mẹ là “đầu bếp duy nhất” tạo ra dòng sữa nuôi con. Khi trẻ sơ sinh bị thiếu máu, việc mẹ điều chỉnh thực đơn hàng ngày sẽ giúp tăng lượng sắt, acid folic và vitamin B12 trong sữa — những dưỡng chất quan trọng để tái tạo hồng cầu.
Mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn đang ăn “giúp” con lớn lên khỏe mạnh từng ngày.
2. Trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì và những gợi ý nhóm thực phẩm cần thiết
Thay vì chỉ bổ sung viên uống, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên ưu tiên thực phẩm tự nhiên để cơ thể dễ hấp thu và an toàn cho bé bú. Dưới đây là những nhóm thực phẩm khuyến nghị mà mẹ có con sơ sinh thiếu máu nên chú ý:
2.1. Thực phẩm giàu sắt heme – những thực phẩm giúp dễ hấp thu sắt hơn
Sắt heme có trong nguồn động vật, cơ thể dễ hấp thụ hơn sắt từ thực vật. Đây là lựa chọn quan trọng trong chế độ ăn khi mẹ còn đang băn khoăn về vấn đề khi con còn sơ sinh nhưng mẹ bị thiếu máu.
– Thịt bò: Đặc biệt là phần nạc vai hoặc thăn, rất giàu sắt.
– Gan động vật: Gan gà, gan heo, gan bò là nguồn cung cấp sắt và vitamin A dồi dào, tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tuần để tránh dư vitamin A.
– Hải sản: Hàu, tôm, cá ngừ đều giàu sắt và kẽm, hỗ trợ tái tạo máu và tăng sức đề kháng.
Chú ý đa dạng dinh dưỡng cho mẹ
2.2. Thực phẩm giàu sắt không heme kết hợp cùng vitamin C
Sắt từ thực vật (sắt không heme) tuy hấp thu kém hơn nhưng vẫn rất cần thiết. Để tối ưu hiệu quả, mẹ nên ăn kèm với thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thu.
– Các loại đậu: Đậu lăng, đậu đen, đậu đỏ là nguồn protein và sắt thực vật rất tốt.
– Rau xanh đậm: Phổ biến như rau bina, cải xoăn, cải bó xôi,…
– Ngũ cốc nguyên cám: Khá dễ kiếm hiện nay như yến mạch, gạo lứt,…
– Trái cây giàu vitamin C: Cam, ổi, kiwi, dâu tây,… – ăn kèm sau bữa hoặc làm món tráng miệng.
3. Những dưỡng chất khác mẹ cần bổ sung khi trẻ bị thiếu máu
Ngoài sắt, mẹ cũng cần chú ý đến các vi chất hỗ trợ quá trình tạo máu và cải thiện thể trạng cho bé qua sữa mẹ.
3.1. Vitamin B12 và acid folic – đồng hành tạo hồng cầu
Đây là hai vi chất cần thiết cho quá trình hình thành tế bào máu và phòng ngừa tình trạng thiếu máu hồng cầu to.
– Thực phẩm giàu B12: Trứng, cá hồi, sữa chua, phô mai, thịt đỏ.
– Thực phẩm giàu acid folic: Măng tây, bơ, cam, đậu phộng, rau xanh đậm, ngũ cốc tăng cường folate.
Lưu ý: Acid folic nên được cung cấp thường xuyên mỗi ngày, vì cơ thể không thể dự trữ lâu dài.
3.2. Kẽm và đồng – hỗ trợ chuyển hóa sắt
Không chỉ sắt mà kẽm và đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hemoglobin. Mẹ có thể tìm thấy các khoáng chất này trong:
– Hạt bí, hạt chia,…
– Ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt khác như hạnh nhân, óc chó,…
– Hải sản như hàu, cua biển, sò,…
4. Những lưu ý khi điều chỉnh thực đơn cho mẹ sau sinh
Để việc bổ sung dưỡng chất hiệu quả và an toàn cho bé, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
– Không ăn quá nhiều gan động vật: Dù chứa nhiều sắt nhưng có thể gây dư thừa vitamin A, ảnh hưởng đến bé.
– Tránh thực phẩm cản trở hấp thu sắt: Trà đặc, cà phê, sữa và thực phẩm nhiều canxi nên tránh dùng cùng lúc với bữa ăn giàu sắt.
– Ăn đa dạng, chế biến an toàn: Thực phẩm cần được nấu chín kỹ, tránh gây nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Mẹ cũng nên tránh những thực phẩm trong nhóm dị ứng với bản thân hoặc dễ gây dị ứng để không xảy ra quá trình dị ứng ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và trẻ sơ sinh.
– Bổ sung nước và nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp mẹ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời cải thiện chất lượng sữa cho con.
Mẹ có con mới sinh bị thiếu máu cần chú ý tâm trạng và dinh dưỡng của chính bản thân
5. Khi nào mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn?
Trong nhiều trường hợp, dù mẹ đã điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, tình trạng thiếu máu của bé vẫn không cải thiện. Lúc này, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra chính xác.
Đồng thời, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để:
– Được tư vấn thực đơn phù hợp với thể trạng mẹ và nhu cầu phát triển của trẻ.
– Đánh giá nguy cơ thiếu vi chất và có hướng bổ sung an toàn (nếu cần).
– Tránh việc mẹ tự ý dùng viên sắt, thuốc bổ, có thể gây quá liều hoặc ảnh hưởng chất lượng sữa, do đó cần chú ý tự bổ sung thuốc/TPCN cho bản thân.
Hy vọng qua bài viết, các mẹ đã tìm được lời giải khoa học cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì. Để hỗ trợ trẻ bổ sung dưỡng chất và tái tạo lượng máu trong cơ thể, mẹ nên xây dựng thực đơn phong phú, đa dạng và giàu sắt, vitamin, khoáng chất từ thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, không nên tự ý bổ sung dưỡng chất quá nhiều nếu không có sự tư vấn từ bác sĩ. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu thiếu máu nghiêm trọng, việc khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế là điều cần thiết để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện.