Giải mã sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Kích thước sỏi thận là một trong các yếu tố quan trọng để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị sỏi thận phù hợp. Vậy sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ? Mổ sỏi thận có nguy hiểm không và có những phương pháp nào điều trị sỏi thận? Hãy tham khảo bài viết sau để giải đáp những thắc mắc đó.

Sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ?

Sỏi thận được hình thành bởi các khoáng chất có trong nước tiểu, lắng đọng lại lâu ngày kết tụ lại thành sỏi.

Sỏi thận nhỏ có kích thước dưới 1cm, sỏi từ 1cm trở lên được coi là sỏi to, đối với những sỏi có kích thước quá lớn để có thể thoát ra ngoài hoặc đã mắc kẹt ở vị trí khó khăn nào đó với chức năng thận kém bệnh nhân có thể được chỉ định mổ sỏi thận.

Trước đây, sỏi thận có kích thước quá lớn để có thể thoát ra ngoài hoặc đã mắc kẹt ở đường tiết niệu với chức năng thận kém bệnh nhân có thể được chỉ định mổ sỏi thận (ảnh minh họa)

Trước đây, sỏi thận có kích thước quá lớn để có thể thoát ra ngoài hoặc đã mắc kẹt ở đường tiết niệu với chức năng thận kém bệnh nhân có thể được chỉ định mổ sỏi thận (ảnh minh họa)

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định mổ nếu:

– Sỏi không thể tự thoát ra ngoài sau một thời gian nhất định và gây đau liên tục.

– Chặn dòng chảy của nước tiểu.

– Gây nhiễm trùng đường tiết niệu liên tục.

– Gây tổn thương mô thận hoặc gây chảy máu liên tục.

– Kích thước sỏi thận tăng dần qua theo dõi trên hình ảnh chụp X-quang.

Trước đây, mổ sỏi thận là phương pháp được áp dụng phổ biến, tuy nhiên mổ sỏi thận có thể gây đau đớn cho người bệnh, để lại sẹo xấu, mất thời gian để phục hồi và có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Hiện nay, có thể điều trị sỏi thận bằng nhiều phương pháp không xâm lấn hoặc ít xâm lấn, mổ sỏi thận ít được sử dụng vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu nhiều... (ảnh minh họa)

Hiện nay, có thể điều trị sỏi thận bằng nhiều phương pháp không xâm lấn hoặc ít xâm lấn, mổ sỏi thận ít được sử dụng vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu nhiều… (ảnh minh họa)

Các phương pháp điều trị sỏi thận

Sỏi thận với kích thước lớn hay khi sỏi di chuyển có thể gây ra những tổn thương đường tiết niệu, gây tắc đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu và rất nhiều nguy hiểm hiểm khác cho sức khỏe. Do đó, người bệnh cần có các giải pháp khắc phục tình trạng bệnh từ sớm để vừa giảm chi phí, thời gian điều trị, lại vừa giảm những nguy cơ biến chứng và nguy hiểm khi phải phẫu thuật.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ

Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân có sỏi thận nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và nhỏ hơn 1,5cm.

Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.

Với phương pháp này bệnh nhân không cần phẫu thuật, không gây đau đớn, không nằm viện và bệnh nhân hầu hết có thể tiếp tục hoạt động bình thường sau một vài ngày.

Bệnh nhân tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện Thu Cúc

Bệnh nhân tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện Thu Cúc

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới hoặc sỏi niệu quản 1/3 trên và lớn hơn 1,5cm.

Đây là phương pháp tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10-15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.

Với phương pháp ít xâm lấn này sẽ ít gây đau cho bệnh nhân, vết mổ nhỏ, bệnh nhân chỉ cần nằm viện khoảng 3 ngày.

Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

Phương pháp này áp dụng đối với sỏi thận ở mọi vị trí, mọi kích thước.

Kỹ thuật này được thực hiện bằng việc đưa ống nội soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận vào các đài thận và tán vụn sỏi…

Kỹ thuật này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận và giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân có thể ra viện sau 1-2 ngày.

Tùy từng vị trí và kích thước sỏi thận mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp tán sỏi phù hợp, do vậy, người bệnh cần đi khám sức khỏe ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị sỏi thận và đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý về sỏi thận.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital