Sỏi mật có những triệu chứng gì?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Nhiều người bị sỏi mật nhưng vẫn vô tư “ôm sỏi” trong người cho đến khi đi thăm khám thì được bác sĩ cho biết, có đến hàng chục viên sỏi đang cư trú trong túi mật của mình. Khi này nhiều người mới “ngỡ ngàng” không tin nổi vào mắt mình. Vậy sỏi mật có những triệu chứng gì? Ai dễ mắc sỏi mật? Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra sỏi mật

Nhiều người có rất nhiều sỏi trong túi mật nhưng không biết chỉ khi đi thăm khám với bác sĩ mới "ngỡ ngàng" phát hiện ra.

Nhiều người có rất nhiều sỏi trong túi mật nhưng không biết chỉ khi đi thăm khám với bác sĩ mới “ngỡ ngàng” phát hiện ra. (ảnh minh họa)

Khởi nguồn của sỏi mật là do dịch mật, đây là một hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo có trong thức ăn và thuần hóa hàng loạt loại vitamin. Dịch mật do gan tiết ra và được vận chuyển đến túi mật, cơ quan thực hiện vai trò bảo quản và làm cô đọng mật. Để chất béo có trong thức ăn được tiêu hóa, kích hoạt phản ứng hormone gây co thắt túi mật, sau đó dịch mật sẽ được đổ vào ruột.

Sỏi mật hay sỏi túi mật là những viên nhỏ xuất hiện từ dịch mật đã kết tinh mà tác nhân chủ yếu gây ra điều này đó chính là Cholesterol “xấu” hay LDL-Cholesterol.

Sỏi mật có những triệu chứng gì?

biểu hiện của sỏi mật

Khi mắc sỏi mật đa số bệnh nhân thường không có biểu hiện triệu chứng gì, nhưng khi có các biểu hiện nặng như đau bụng dữ dội, buồn nôn,… khi đó có thể phải tiến hành lấy sỏi túi mật hoặc thậm chí là cắt bỏ túi mật để cứu người bệnh. (ảnh minh họa)

Khi mắc sỏi mật đa số bệnh nhân thường không có biểu hiện triệu chứng gì. Chính vì vậy mà có rất nhiều trường hợp người bệnh “ngỡ ngàng” phát hiện mình có một hoặc vài chục viêm sỏi mật. Và hiện nay chủ yếu người bệnh phát hiện sỏi mật là thông qua quá trình siêu âm ổ bụng.

Các biểu hiện như:

– Đau dữ dội sau những bữa ăn có nhiều dầu, mỡ, thường xuất hiện khi sỏi làm tắc ống mật gây tắc đường dẫn mật.

– Cơn đau thường xuất hiện ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưứi xương sườn. Tình trạng đau có thể kéo dài khoảng 60 phút và có thể duy trì, tuy nhiên mức độ giảm dần.

– Các cơn đau có thể lan theo hướng sau lưng hoặc cánh tay phải.

– Ngoài đau người bệnh có thể kèm theo biểu hiện buồn nôn và nôn.

– Các cơn đau do sỏi mật gây ra thường thuyên giảm khi túi mật đã trở lại trạng thái bình thường.

Ai dễ mắc sỏi mật?

Sỏi mật có thể gây tắc ống túi mật hoặc gây viêm túi mật. Và đối tượng dễ mắc sỏi túi mật có thể kể như:

Nữ giới thường dễ mắc sỏi mật hơn nam giới

Điều này là do progesteron khiến giảm vận động túi mật, trong khi đó estrogen làm tăng cholesterol và giảm acid mật hòa tan cholesterol. Estrogen gia tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, progesteron làm chậm tốc độ giải phóng túi mật.

Trước 40 tuổi, tỷ lệ sỏi mật ở phụ nữ (nguy cơ mắc bệnh đặc biệt tăng khi có thai) được chẩn đoán cao gần gấp ba lần nam giới; sau tuổi 60 xác suất mắc bệnh ở phụ nữ tăng không đáng kể. Đặc biệt các phụ nữ sử dụng thuốc uống tránh thao cũng có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn người bình thường.

Người mắc bệnh béo phì

Người mắc bệnh béo phì dễ có nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật.

Người mắc bệnh béo phì dễ có nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật. (ảnh minh họa)

Người mắc bệnh béo phì, các mô trong cơ thể chứa nhiều mỡ hơn nên cũng dễ sản xuất nhiều estrogen hơn, điều này khiến lượng Cholesterol “xấu” trong máu dư thừa và là căn nguyên khiến túi mật tích trữ lượng dịch mật nhiều hơn khả năng hòa tan muối mật dẫn đến tình trạng ứ trệ dịch và gây sỏi túi mật.

Người giảm cân đột ngột

Thực đơn nghèo năng lượng kìm hãm cơ chế sản xuất mật – yếu tố khiến cho quá trình kết tủa cholesterol diễn ra nhanh hơn. Tình trạng xuất hiện sỏi túi mật sau những ca hút mỡ hoặc phẫu thuật làm nhỏ dạ dày nhằm hạn chế sự thèm ăn đã khiến nhiều bệnh nhân phải cắt bỏ túi mật ngay khi thực hiện kỹ thuật này.

Người mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường khiến hàm lượng đường trong máu cao, điều này hạn chế chức năng của túi mật, làm chậm nhu động ruột ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của túi mật và dễ gây ra sỏi mật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital