Sơ cứu rối loạn tiền đình cấp như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Khi người thân của bạn có những dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn dữ dội, người mất thăng bằng,… thì cần ngay lập tức có những động tác sơ cứu kịp thời, rất có thể họ mắc chứng rối loại tiền đình.

Rối loạn tiền đình là gì?

roi-loan-tien-dinh-2

Các triệu chứng chủ yếu của rối loạn tiền đình là hoa mắt, chóng mặt, không cân bằng khi vận động

Rối loạn tiền đình là một hội chứng khá phổ biến. Bệnh không phân biệt tuổi tác,nghề nghiệp mà ai cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này.
Các triệu chứng chủ yếu của rối loạn tiền đình là hoa mắt, chóng mặt, không cân bằng khi vận động, luôn có cảm giác chòng chành, thậm chí còn muốn ngã. Nếu bệnh rối loạn tiền đình ở thể nhẹ thì có thể nghỉ ngơi hoặc nhắm mắt thì hết ngay, tuy nhiên, nếu bệnh ở thể nặng có kèm theo buồn nôn, toát mồ hôi… có thể làm cho người bệnh bị ngất tại chỗ.

Sơ cứu người rối loạn tiền đình như thế nào?

Khi phát hiện người thân bị lên cơn rối loạn tiền đình cấp, cần tiến hành các phương pháp sơ cứu khẩn cấp

Khi phát hiện người thân bị lên cơn rối loạn tiền đình cấp, cần tiến hành các phương pháp sơ cứu khẩn cấp

Trước tiên, bạn cần cho người bị bệnh nằm ở nơi an tĩnh, thoáng gió, chắc chắn và không có tiếng động lớn ở tư thế thích hợp mà người bệnh cảm thấy thoải mái nhất. Không nên thay đổi tư thế thường xuyên, để người bệnh di chuyển vì sẽ rất dễ bị ngã dẫn đến những tổn thương sâu hơn.
– Nếu người bệnh đang làm những công việc nguy hiểm hay điều khiển các phương tiện giao thông di chuyển thì cần dừng lại ngay.
– Tránh ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn chiếu thẳng vào đầu làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt..
– Nên dìu người bệnh ngồi ghế hoặc nằm xuống giường nhằm nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng mát, nhiều cây xanh…

roi-loan-tien-dinh-3

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả

– Để người bệnh ở nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa.
– Nếu buồn nôn thì cho người bệnh nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn.
– Cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng xen kẽ nhau.
– Bôi dầu gió lên vùng thái dương và thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng.
– Có thể cho người bệnh uống một số thức uống nhanh để người bệnh sớm tỉnh táo lại như nước cam, nước chanh, nước gừng pha ấm, kẹo socola… Có thể cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng.
– Cần cố gắng giảm nhanh các tác nhân gây căng thẳng, mệt mỏi, hoảng hốt trong cuộc sống. tránh tiếp xúc với các mùi vị kích thích
– Trường hợp nếu sau một lúc sơ cứu mà người bệnh vẫn tiếp tục có những biểu hiện như trước thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.
Nếu cần tư vấn về Rối loạn tiền đình nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital