Do những tác động lớn đến tử cung ở 2 lần sinh mổ trước, đa phần lần sinh thứ 3 bác sĩ sẽ chỉ định mổ thay vì sinh thường để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên sinh mổ lần 3 có nên chờ chuyển dạ hay không là thắc mắc của nhiều người.
- Sinh mổ bao lâu thì hết đau?
- 7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết
Menu xem nhanh:
1. Sinh mổ lần 3 và những nguy cơ tiềm ẩn
Sinh mổ là phương pháp lấy thai nhi không qua đường âm đạo của người mẹ mà các bác sĩ sẽ đưa ra khỏi tử cung thông qua một cuộc phẫu thuật.
Sinh mổ là cuộc đại phẫu thuật tác động tới cả tử cung và thành bụng của người mẹ. Sinh mổ là lựa chọn an toàn trong những ca sinh khó hoặc có biến chứng bất thường. Nhưng sự can thiệp này ảnh hưởng tới những lần sinh sau. Sinh mổ nhiều lần làm tăng nguy cơ nứt, vỡ tử cung, các vấn đề về thai nhi như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau thai bong non… Càng về những lần sau nguy cơ này càng tăng lên, nhất là khi khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ càng gần nhau.
2. Sinh mổ lần 3 có nên chờ chuyển dạ?
Nhiều chị em sinh mổ lần 3 với băn khoăn có nên chờ chuyển dạ hay mổ theo lịch đã lên trước. Các mẹ nghĩ rằng việc sinh con trước khi chuyển dạ là điều đáng lo lắng vì nó không “thuận theo lẽ tự nhiên”. Tuy nhiên sinh mổ vốn dĩ đã là phương pháp có sự can thiệt của khoa học y tế rồi.
Thông tin bài đọc:Nhận biết Dấu hiệu chuyển dạ
Tuy nhiên, nỗi băn khoăn của mẹ về việc có nên chờ chuyển dạ hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Vào những tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ như độ dày mỏng của thành tử cung, vết sẹo mổ cũ là lành hẳn chưa hay thai nhi đã phát triển ổn định chưa…để chỉ định mẹ đẻ mổ chờ chuyển dạ hay mổ theo lịch đăng ký trước đó
Đối với sản phụ sinh mổ lần 3, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ luôn mà không chờ chuyển dạ. Vì những cơn co có thể tạo ra áp lực mạnh lên vết mổ cũ gây nguy cơ bục, nứt tại các vị trí này.
Thời điểm sinh mổ sẽ được bác sĩ quyết định sau khi đánh giá tình trạng vết mổ cũ, độ dày mỏng của thành tử cung, trọng lượng thai nhi… Thông thường sinh mổ lần 3 sẽ thực hiện vào tuần thứ 38 – 39 khi chưa có cơn chuyển dạ, những trường hợp khoảng cách 2 lần sinh mổ gần nhau, có dấu hiệu sưng tấy sẽ phải phẫu thuật bắt thai sớm hơn.
3. Một số lưu ý khi sinh mổ lần 3 mẹ bầu nên biết
Để tránh các biến chứng trong thai kì nên giữ khoảng cách giữa các lần sinh hợp lý. Lần sinh mổ thứ 2 nên cách lần 1 tối thiểu là 27 tháng và sau 36 tháng mới nên có em bé thứ 3. Cân nặng thai nhi từ 2,8 – 3,2kg được xem là thuận lợi cho lần sinh mổ thứ 3, sự tăng lên nhiều về cân nặng của mẹ và bé làm tăng nguy cơ sinh mổ sớm.
- Tránh mang vác vật nặng, làm việc quá sức làm ảnh hưởng đến vết mổ ở lần sinh trước.
- Vận động nhẹ nhàng làm tăng quá trình trao đổi chất, tăng khả năng đàn hồi cơ bụng.
- Tuân thủ lịch khám thai và xét nghiệm. Lần sinh mổ thứ 3 có thể yêu cầu sự theo dõi sát sao hơn.
- Đối với lần sinh mổ thứ 3 nên đăng ký sinh sớm hơn bình thường vì bác sĩ có thể chỉ định mổ bất cứ khi nào có dấu hiệu bất lợi.
Trước vài ngày sinh mổ nên ăn đồ dễ tiêu, nhịn ăn từ 6 – 8 h trước ca phẫu thuật bắt thai nhằm ngăn chặn nguy cơ thức ăn tràn vào phổi hoặc gây tắc nghẹt đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ khi tiến hành gây mê để mổ.
Lựa chọn cơ sở sinh uy tín để đảm bảo ca mổ an toàn. Tại Hà Nội có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành về sản khoa với nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện phụ sản lớn trong cả nước, hệ thống trang thiết bị hiện đại với phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại bậc nhất. Gia đình sẽ hoàn toàn an tâm khi lựa chọn Bệnh viện Thu Cúc là đơn vị đồng hành bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Bài viết về sinh mổ lần 3 có nên chờ chuyển dạ hi vọng đã cung cấp đến bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài bệnh viện Thu Cúc 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.