Các mẹ sinh mổ lần 2 dù đã có kinh nghiệm nhưng vẫn còn rất nhiều nỗi lo. Điển hình như việc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ? Để giải đáp thắc mắc này, các mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
- Phụ nữ sinh mổ có nên đặt vòng không?
- Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
1. Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?
Đa số các mẹ sinh mổ lần đầu thì ở lần thứ 2 vẫn lựa chọn hoặc được chỉ định sinh mổ. Điều nhiều mẹ băn khoăn nhất chính là có nên chờ chuyển dạ trong lần sinh mổ thứ 2 không. Băn khoăn này xuất phát từ suy nghĩ “khi các cơn co chuyển dạ xuất hiện mới là lúc con sẵn sàng chào đời”.
Tuy nhiên trên thực tế, việc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ không còn phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ, tình trạng vết mổ cũ và tình hình phát triển của bé. Quyết định như thế nào, các mẹ nên nghe theo chỉ định của bác sĩ. Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ nên đến viện thăm khám và siêu âm thường xuyên để bác sĩ đưa ra chỉ định chính xác nhất.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho rằng mẹ sinh mổ lần 2 không nên đợi đến cơn đau chuyển dạ. Một số trường hợp còn được chỉ định mổ sớm như: đường mổ tử cung là được dọc, khoảng cách 2 lần sinh dưới 16 tháng, mẹ có khung chậu hẹp, thai làm tổ trên vết mổ cũ…
Thông tin bài đọc:Nhận biết Dấu hiệu chuyển dạ
2. Sinh mổ lần 2 vào tuần bao nhiêu?
Vậy mẹ sinh mổ lần 2 nên sinh vào tuần bao nhiêu? Điều này cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám để đưa ra chỉ định mổ đẻ phù hợp.
Thông thường, nếu mẹ có sức khỏe tốt, thai nhi ổn định và không có dấu hiệu bất thường gì thì sẽ mổ sinh sau tuần thai thứ 38 trở đi.
Còn trong trường hợp mẹ có những biến chứng thai kỳ như nhau tiền đạo, bong non…thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thời điểm mổ cho an toàn nhất với hai mẹ con.
Do đó, khi có chỉ định sinh mổ, mẹ nên đăng ký lịch sinh mổ trong tháng cuối thai kỳ, tránh tình trạng xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ rồi mới mổ sinh. Khi đã có lịch sinh, mẹ sẽ chủ động thu xếp hơn và tránh phải chịu “hai cơn đau” do chuyển dạ và sau sinh mổ.
3. Sinh mổ rồi sinh thường được không?
Nhiều người cho rằng đã sinh mổ lần đầu rồi thì lần tiếp theo cũng phải sinh mổ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng vì bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ sinh thường và mẹ vẫn có khả năng sinh thường sau sinh mổ nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
Sức khỏe mẹ hoàn toàn ổn định, đảm bảo cho việc sinh thường
Khung xương chậu bình thường
Thai nhi phát triển khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường nào
Lần mổ đẻ trước không để lại nguy cơ nào
Vết mổ lần trước đã lành hoàn toàn
Sau khi thăm khám, nếu bác sĩ thấy mẹ có đủ điều kiện và khả năng thì vẫn đề xuất có thể sinh thường sau sinh mổ.
4. Sinh mổ tối đa được mấy lần?
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định về số lần tối đa được sinh mổ. Việc sinh mổ tối đa bao nhiêu lần cũng phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe của mẹ và tình trạng vết sẹo mổ cũ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ chỉ nên sinh mổ đển lần thứ 3, và thực tế nguy cơ mẹ gặp phải biến chứng sau mỗi lần mổ đều tăng lên. Đó có thể là biến chứng thai kỳ như: nứt vỡ tử cung, nhau tiền đạo…hay các bất thường khác sau sinh như: viêm dính tử cung,…
Bên cạnh việc chú ý tới số lần tối đa sinh mổ, mẹ cũng cần quan tâm tới khoảng cách 2 lần sinh. Thông thường khoảng cách an toàn từ lần sinh mổ trước tới lần mang thai tiếp theo là 2 năm, đủ cho cơ thể cũng như vết mổ cũ phục hồi.
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ? Như vậy, các mẹ nên nghe theo chỉ định của bác sĩ thông qua việc thăm khám và thông thường không nên chờ chuyển dạ. Ngoài ra, mẹ cũng cần quan tâm đến khoảng cách an toàn giữa hai lần sinh mổ để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho hai mẹ con. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được giải đáp.
Xem thêm
>> Sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền
> Sinh mổ ăn chuối được không?.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc