Sâu răng vào tủy là giai đoạn 3 và 4 của bệnh lý sâu răng, khi mà vùng men răng và ngà răng bị acid (do vi khuẩn Streptococcus mutans chuyển hóa từ đường) tấn công đã hoàn toàn xói mòn. Ở giai đoạn này, nếu không trị sâu răng kịp thời, bạn có thể gặp nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Các biến chứng sâu răng vào tủy
1.1. Viêm xương hàm
Khi tủy viêm nhiễm và hoại tử, dịch tủy chứa mầm bệnh có thể tràn qua ống tủy và lỗ chân răng, khiến chân răng và các vùng xung quanh nhiễm bệnh và tổn thương. Theo thời gian, những thương tổn này sẽ hạ gục cấu trúc nâng đỡ răng, dẫn đến viêm xương hàm.
1.2. Viêm nướu
Trong trường hợp dịch tủy chứa mầm bệnh không thể thoát ra ngoài, chân răng trở thành điểm tập kết của chúng. Ở đây, chúng tạo ra các u, hạt, nang chân răng. Những u, hạt, nang chân răng này phát triển thành các ổ mủ trên nướu (viêm nướu).
1.3. Rụng răng
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của sâu răng vào tủy, xảy ra khi cấu trúc nâng đỡ răng đã hoàn toàn bị phá hủy và hệ thống mạch máu nuôi dưỡng răng trở thành mục tiêu bị tấn công. Kết thúc tiến trình này, răng xỉn màu và rụng.
1.4. Các bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp, tiêu hóa
Không dừng lại ở hệ thống mạch máu nuôi dưỡng răng, mầm bệnh có thể xâm nhập và hủy hoại các cơ quan khác trong cơ thể, mà trong đó, nguy cơ cao nhất là tim và phổi, theo đường máu. Viêm tủy, khiến sức khỏe răng miệng của bạn giảm sút trầm trọng, ảnh hưởng đến việc nghiền thức ăn, từ đó, vô hình chung ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, mầm bệnh cũng có thể theo thức ăn, di chuyển xuống dạ dày, gây rối loạn chức năng của hệ này.
Khi sâu răng đã vào tủy, bạn không thể áp dụng bất kỳ một phương pháp tự chữa ở nhà nào mà cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được tư vấn và điều trị kịp thời theo phương pháp tốt nhất, tránh các biến chứng vô cùng nguy hiểm đã được chia sẻ phía trên.
2. Các phương pháp điều trị sâu răng vào tủy
2.1. Điều trị tủy
Những phương pháp nhẹ nhàng như điều trị bằng flour hay trám răng sâu không thể áp dụng trong trường hợp răng đã sâu vào tủy. Nếu răng đã ở trong tình trạng đó, bạn sẽ được điều trị tủy, để chặn đứng nguy cơ tủy tiếp tục viêm đến chết, gây biến chứng ở chân răng, xương ổ răng và các vùng quanh chóp. Phương pháp điều trị tủy bao gồm những bước sau đây:
Bước 1 – Kiểm tra tình trạng viêm tủy: Kỹ thuật chụp phim X – quang được áp dụng để xác định cấu trúc răng chi tiết, đồng thời xác định vị trí và mức độ viêm tủy.
Bước 2 – Vệ sinh răng miệng và gây tê: Trước khi chính thức thực hiện điều trị tủy, để tránh nhiễm trùng và để bác sĩ dễ dàng thao tác, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ gây tê vùng chuẩn bị điều trị tủy và các vùng lân cận nếu bạn đã viêm tủy nặng.
Bước 3 – Đặt đế cao su: Được đặt để đảm bảo sự khô ráo, sạch sẽ cho khu vực xung quanh răng, hạn chế nhiễm trùng và giúp bác sĩ dễ dàng thao tác
Bước 4 – Điều trị tủy: Bác sĩ sử dụng mũi khoan nha khoa chuyên dụng để tạo ra một đường thông từ bề mặt răng vào trong ống tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ mở tủy để xác định chiều dài ống. Tiếp theo, những mô tủy bị viêm nhiễm và hoại tử sẽ được hút sạch bằng dụng cụ chuyên dụng. Khi ống tủy được làm sạch và điều chỉnh hình dạng, việc điều trị tủy cơ bản đã hoàn thành.
Bước 5 – Trám ống tủy: Bác sĩ đóng lỗ thông đã mở ở bước 4 bằng một vật liệu nha khoa thích hợp.
2.2. Nhổ răng
Trường hợp xấu nhất, sâu răng vào tủy đã bước vào giai đoạn 4, tức là viêm nhiễm đã lan rộng, bạn có thể sẽ phải nhổ răng và thực hiện nạo vét tổ chức viêm. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một số giải pháp bổ khuyết răng thiếu như cấy ghép Implant,…
Về cơ bản, sâu răng là một bệnh lý đơn giản. Tuy nhiên, nếu sâu răng đã vào tủy mà còn không được điều trị chuyên sâu, thì rất nhanh thôi, bạn sẽ phải đối diện với nhiều hệ lụy vô cùng tai hại. Vì vậy, hãy đến ngay phòng khám/cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám và điều trị nếu bạn có răng sâu vào tủy, bạn nhé.