Sán lá gan là loài ký sinh trên gan của người và động vật, có thể gây hại cho vật chủ theo nhiều cách khác nhau. Vật sán lá gan gây tác hại gì cho vật chủ trong quá trình ký sinh? Các triệu chứng và biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh sán lá gan là gì? Làm thế nào phòng ngừa sán lá gan để hạn chế những nguy hiểm cho sức khỏe?
Menu xem nhanh:
1. Vật chủ của sán lá gan và con đường lây nhiễm
Sán lá gan là ký sinh trùng sống ở gan, đường mật của người và động vật, có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật chủ và tiềm ẩn nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Sán lá gan có 2 loại là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ với vật chủ khác nhau.
Sán lá gan nhỏ thường có vật chủ chính là người và một số động vật như chó, mèo, chuột…, vật chủ trung gian truyền bệnh là các loài ốc Bythinia, Melania… Một người bị nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ là do ăn cá và các loài thủy sinh có chứa trứng hoặc ấu trùng sán mà chưa được nấu chín. Ấu trùng sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ vào dạ dày, rồi lên gan theo đường mật và tại đây phát triển thành sán lá gan.
Trong khi đó sán lá gan lớn lại thường tồn tại chủ yếu ở những động vật ăn cỏ như: trâu, bò, dê, cừu… Người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh khi ăn phải gan của động vật nhiễm bệnh chưa được nấu chín. Ngoài ra, người bệnh nhiễm sán lá gan lớn còn do người bệnh ăn sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong…) hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán. Vật chủ trung gian truyền bệnh của sán lá gan lớn là ốc họ Lymnaea.
2. Sán lá gan gây tác hại gì cho vật chủ trong quá trình ký sinh?
2.1 Tìm hiểu sán lá gan gây tác hại gì cho vật chủ? Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng của bệnh sán lá gan thường khác nhau ở mỗi loại sán và giai đoạn bệnh. Các triệu chứng thường ít xuất hiện ở thời gian ủ bệnh, nếu có thì thường là:
– Tiêu chảy, có thể không hoặc kèm với táo bón, nôn mửa, chán ăn
– Nổi mẩn kèm, có thể kèm tăng bạch cầu ái toan
Đặc biệt ở sán lá gan nhỏ, thường số lượng sán phải trên 100 mới gây ra triệu chứng.
Ngược lại, trong thời kỳ toàn phát, do sán lá gan ký sinh và đẻ trứng trong gan, mật nên vật chủ có thể xuất hiện các triệu chứng rõ rệt sau đây:
– Đau bụng
– Vàng da, da xanh, nhợt nhạt
– Cảm thấy khó chịu, buồn nôn, nôn
– Tiêu chảy
– Sút cân
– Nổi ban
– Sốt
Nguyên nhân có thể là do quá trình sán lá gan di chuyển từ ruột đến gan, chui qua gan, ống mật làm tắc nghẽn ống mật, gây nhiễm trùng gan và ống mật. Những ban ngứa xuất hiện thường là kết quả của sự phản ứng với nhiễm trùng của hệ miễn dịch đối khi phát hiện sự xâm nhập của sán lá gan.
2.2 Tìm hiểu sán lá gan gây tác hại gì cho vật chủ? Những biến chứng của bệnh sán lá gan không thể coi thường
Sán lá gan ở người là căn bệnh rất nguy hiểm. Bênh có thể gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ấu trùng sán lá gan lớn sau khi vào dạ dày, tá tràng sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Các ấu trùng xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng. Sau đó, ấu trùng di chuyển đến sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan. Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan tiết ra các chất độc phá hủy nhu mô gan và gây tổn thương gan. Sau khoảng 2 – 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán tiếp tục chui vào đường mật, phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài.
Các biến chứng do sán lá gan lớn gây ra cho vật chủ bao gồm:
– Áp-xe gan
– Xơ gan
– Ung thư đường mật
Trong khi đó, ở sán lá gan nhỏ, sán non sau khi xâm nhập vào nhu mô gan sẽ phát triển thành sán trưởng thành, sau đó đẻ trứng trong các ống dẫn mật. Sán ký sinh ở những ống dẫn mật của gan, chiếm thức ăn, gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan và ống mật như:
– Xơ gan
– Tắc mật
– Xơ cứng ống dẫn mật
– Áp-xe gan thoái hóa
Nhiều trường hợp, sán lá gan có thể di chuyển đến và gây hại một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,…
3. Phòng tránh sán lá gan bằng cách nào?
Sán lá gan là căn bệnh rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bệnh sán lá gan nhỏ được xác định phân bố ở ít nhất 21 tỉnh thành trong cả nước. Những địa phương có tỷ lệ nhiễm cao là Ninh Bình, Nam Định, Bình Định, Phú Yên, với tỷ lệ khoảng 15 – 37% . Những địa phương này có đặc điểm chung là có phong tục ăn gỏi cá, các món ăn chế biến từ cá sống hoặc nấu chưa chín hoàn toàn.
Trong khi đó bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố. Các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Tây Nguyên là những vùng có tỷ lệ nhiễm loại sán lá gan này cao nhất.
Để phòng chống sán lá gan ở người và động vật, phải thực hiện triệt để các biện pháp sau:
– Ăn chín, uống sôi, không ăn gỏi cá và các món cá chưa được nấu chín hoàn toàn
– Nấu chín các loại rau mọc dưới nước như rau muống, cải xoong, rau cần, ngó sen,… thay vì ăn sống
– Giữ vệ sinh môi trường, nơi ở, nguồn nước sạch sẽ
– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải từ vật nuôi, gia súc
Khi có các triệu chứng nhiễm sán lá gan, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm, tránh những tổn thương nặng nề do sán gây ra. Nếu có nhu cầu chẩn đoán và điều trị sán lá gan, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.