Khi nói đến tác hại của rượu bia, mọi người thường nghĩ ngay đến hậu quả gây rối loạn tâm thần, xơ gan và tai nạn giao thông. Thực tế hậu quả của uống rượu bia đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây giải đáp cụ thể thắc mắc rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Menu xem nhanh:
1.Rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Gây suy tim
Trong thành phần của bia đều có chứa chất cồn sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Khi các tế bào trong cơ tim chết đi sẽ được thay thế bằng các mô xơ không hề có khả năng co bóp. Tồi tệ hơn nữa, nếu bạn uống bia quá nhiều bạn sẽ có khả năng suy tim cực kỳ cao dưới các biểu hiện có thể nhìn thấy bằng mắt như: mệt mỏi, khó thở, tim đập loạn nhịp, phù chân.
Nguy cơ cao mắc các bệnh về thận
Thận đảm nhiệm chức năng lọc, thải độc tố ra khỏi cơ thể và rượu, bia cũng có thể làm suy giảm chức năng này. Ngoài ra, cồn còn làm tăng nồng độ axit trong nước tiểu, lắng đọng nhiều chất cặn bã tạo nên sỏi thận, sỏi bàng quang.
Uống bia quá nhiều làm cho các enzyme trong tụy bị hoạt hóa, thực hiện chức năng và hoạt động tăng cường tạo ra nguy cơ viêm tụy cấp tính. Những triệu chứng của bệnh viêm tụy gồm có đau bụng, cơ thể đau dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, trong nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, viêm tụy có tỉ lệ tử vong trên 30%.
Loãng xương
Thói quen sử dụng rượu, bia thường xuyên gây yếu xương, làm xương mỏng dần đi, lâu lành trở lại sau khi bị gãy. Cồn sẽ làm ức chế sự phát triển tạo gân khiến mất sự thăng bằng nghiêng hẳn về bên phá hủy xương.
Hạ đường huyết
Uống bia quá nhiều sẽ gây ra chướng bụng, đầy hơi làm mất cảm giác đói, thèm ăn. Lúc này cơ thể sẽ sử dụng nguồn năng lượng dự trữ cộng với việc nồng độ cồn trong máu tăng dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết có các triệu chứng điển hình như lạnh người, chóng mặt, tụt huyết áp.
Xuất huyết tiêu hóa, chảy máu dạ dày
Những người có tiền sử về dạ dày như viêm, loét dạ dày… nếu như thường xuyên với uống bia, rượu sẽ làm giảm độ kết dính trong dạ dày gây ra những tổn thương nặng nề hơn dẫn tới nguy cơ thủng dạ dày do lượng axit tăng cao.
2.Rượu bia, uống thế nào để không hại sức khỏe?
– Không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức khoảng 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml hay 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
– Không để cho trẻ em và vị thành niên uống rượu bia.
– Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống.
– Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.
– Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.
– Tuyệt đối không điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống rượu bia.
– Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn, dễ bị ngã, va chạm, chấn thương…