Rong kinh nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đối với nhiều chị em, chảy máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề y tế đòi hỏi phải thăm khám và xử trí kịp thời. Báo điện tử Dantri đã đề cập rất rõ về vấn đề này. Bạn có thể xem thêm tại đây: https://dantri.com.vn/suc-khoe/rong-kinh-nguy-hiem-hon-ban-nghi-20160325092019397.htm

Rong kinh: đừng chủ quan!

rong-kinh-nguy-hiem-hon-ban-nghi
Rong kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề y tế đòi hỏi phải thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhìn chung một chu kỳ bình thường của người phụ nữ kéo dài từ 28 – 32 ngày, trong đó thời gian hành kinh khoảng 3 – 5 ngày. Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài hơn 7 ngày và có lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh không chỉ gây bất tiện và khó chịu mà còn có thể là “tín hiệu SOS” báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây rong kinh, chẳng hạn như u xơ tử cung. Trong trường hợp này để xử trí chứng rong kinh, loại bỏ u xơ tử cung là bước đầu tiên cần thực hiện. Các vấn đề sức khỏe khác có thể là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới rong kinh bao gồm:
• Vòng kinh không phóng noãn (là vòng kinh không diễn ra hiện tượng phóng noãn như các chu kỳ kinh nguyệt khác)
• Polyp nội mạc tử cung
• Ung thư nội mạc tử cung
• Tăng sản nội mạc tử cung
• Bất thường ở tuyến giáp hoặc tuyến yên
• Nồng độ hormone thay đổi bất thường, chẳng hạn như ở thời kỳ mãn kinh
• Thay đổi biện pháp tránh thai
• Bệnh viêm vùng chậu hoặc các nhiễm trùng khác
Thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống, stress, tăng hoặc giảm cân quá mức, đi lại nhiều, tập thể dục cường độ cao, phẫu thuật hoặc chấn thương gần đây… cũng có thể góp phần khiến tình trạng rong kinh xảy ra.

Rong kinh: khi nào cần tới gặp bác sĩ?

rong-kinh-nguy-hiem-hon-ban-nghi (1)
Nên theo dõi và tới bệnh viện để kiểm tra sau 3 chu kỳ chảy máu nhiều và kéo dài.

Những biến động về lượng máu và độ dài của chu kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường, do đó không cần phải vội vàng tới gặp bác sĩ khi mới bị rong kinh lần đầu tiên. Nên theo dõi và tới bệnh viện để kiểm tra sau 3 chu kỳ chảy máu nhiều và kéo dài.
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nhất định để xác định nguyên nhân cụ thể của rong kinh, bao gồm:
• Xét nghiệm Pap: các tế bào ở cổ tử cung sẽ được lấy ra để kiểm tra.
• Sinh thiết nội mạc tử cung: lấy một mẫu nhỏ của niêm mạc tử cung để kiểm tra và phân tích.
• Siêu âm vùng chậu: chẩn đoán bằng hình ảnh sử dụng sóng siêu âm để chụp ảnh các cơ quan nội tạng.

Rong kinh xử trí như thế nào?

Nếu rong kinh là do bệnh lý tiềm ẩn hoặc những tổn thương thực thể như u xơ tử cung, tăng sản nội mạc tử cung… các bác sĩ sẽ lên kế hoạch xử trí kịp thời những tổn thương này. Tuy nhiên nếu các bệnh lý và vấn đề y tế đã được giải quyết mà chị em vẫn bị rong kinh, có một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác có thể được xem xét. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết liệu thay đổi thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt có thể làm giảm bớt lượng máu kinh nguyệt. Hoặc người bệnh cũng có thể cân nhắc các phương pháp hỗ trợ điều trị y tế, trong đó mỗi phương pháp lại có mức độ khác nhau về hiệu quả và tác dụng phụ.

rong-kinh-nguy-hiem-hon-ban-nghi (2)
Thuốc progestogen dạng uống là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị rong kinh phổ biến và hiệu quả nhất.

Theo một nghiên cứu, thuốc progestogen dạng uống là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị rong kinh phổ biến và hiệu quả nhất. Một nghiên cứu khác tìm thấy việc cung cấp hormone thông qua dụng cụ đặt tử cung (IUD) giúp phóng thích hormone tổng hợp progestogen levonorgestrel trong tử cung, cũng có hiệu quả trong xử trí rong kinh.
Và nghiên cứu thứ ba cho hay việc sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid tự kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen có thể làm giảm 60% lượng máu kinh nguyệt mất đi trong chu kỳ.
Trong những tình huống nghiêm trọng, nhiều chị em có thể sẽ phải lựa chọn phẫu thuật như cắt bỏ tử cung. Một lựa chọn khác là cắt bỏ nội mạc tử, trong đó các bác sĩ sẽ loại bỏ lớp niêm mạc tử cung để nó không còn chảy máu mỗi tháng. Cả phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cắt bỏ nội mạc tử cung đều phải xem xét và tìm hiểu kỹ càng trước khi lựa chọn.
Bởi vì các triệu chứng rong kinh khác nhau ở mỗi người phụ nữ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định áp dụng một phương pháp hoặc nhiều phương pháp kết hợp với nhau để hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng rong kinh và giúp chị em có chu kỳ kinh nguyệt thoải mái hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital