Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào xuất hiện nhiều, cách phòng tránh

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Rối loạn tiền đình gây ra nhiều biến chứng khó lường, làm giảm chất lượng cuộc sống ở người bệnh và tăng nguy cơ đột quỵ đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào và làm sao để phòng tránh? Câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung của bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về rối loạn tiền đình

1.1 Rối loạn tiền đình là gì?

Theo chuyên gia, rối loạn tiền đình là hội chứng xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do chấn thương hay tổn thương ở dây thần kinh số 8. Tình trạng này khiến cho người bệnh mất khả năng giữ thăng bằng, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Rối loạn tiền đình mặc dù có thể chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi hết, nhưng cũng có thể kéo dài và tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong đời sống hàng ngày của người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất chính là đột quỵ do máu lên não kém, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tử vong.

Rối loạn tiền đình là như thế nào

Rối loạn tiền đình làm tăng nguy cơ đột quỵ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời

1.2 Triệu chứng rối loạn tiền đình

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình chính là hoa mắt kèm chóng mặt, không thể làm chủ được tư thế, đứng lên ngồi xuống rất khó khăn, đặc biệt là khi xoay người. Ngoài ra, người bệnh cũng có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, không thể tập trung và dễ quên. Không chỉ vậy, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu như nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao hoặc thấp, tê tay chân, run rẩy…

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân nên thăm khám rối loạn tiền đình sớm tại các chuyên khoa. Bác sĩ có thể chỉ định đo lưu huyết não, đo điện não đồ, hoặc các hình ảnh như chụp X-Quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI… Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

1.3 Nguyên nhân gay rối loạn tiền đình

Để điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, xác định nguyên nhân là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình bao gồm:

– Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch… Gây tắc nghẽn mạch máu, làm giảm lượng máu lên não.

– Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực từ công việc và cuộc sống gây tổn thương lên dây thần kinh số 8.

– Do hậu quả từ các bệnh liên quan về não như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa

– Do bị mất máu quá nhiều, uống quá nhiều rượu bia hoặc do sử dụng một số loại thuốc…

– Thường xuyên sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa đột ngột..

bị rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào

Áp lực, stress là nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

2. Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào xuất hiện nhiều?

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nhiều hơn ở độ tuổi trưởng thành. Theo các nghiên cứu, có tới hơn 35% người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn tiền đình cũng xảy ra phổ biến hơn so với ở nam giới. Tuổi tác càng cao sẽ khiến nguy cơ bị rối loạn tiền đình càng tăng. Bên cạnh đó, những người có tiền sử bị đau nửa đầu, chóng mặt cũng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình trong tương lai.

3. Phòng tránh rối loạn tiền đình

Ngoài việc tuân thủ và sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, bạn cũng nên thay đổi lối sống lành mạnh để phòng ngừa rối loạn tiền đình bằng cách:

– Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là người làm việc văn phòng không nên ngồi nhiều mà cần vận động đi lại để cải thiện sức khỏe.

– Giảm căng thẳng, lo âu bằng các bài tập thư giãn hoặc ngồi thiền,nghe nhạc…

– Không đọc sách, báo hay xem điện thoại khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống đất khi bạn có cảm giác chóng mặt

– Uống đủ nước mỗi ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu

– Hạn chế ăn mặn, bổ sung thêm các loại rau lá xanh và các loại hoa quả để thêm dưỡng chất cho cơ thể.

– Nếu đang bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên chú ý hoạt động vùng đầu, cổ. Không quay cổ đột ngột hoặc đổi tư thế quá nhanh.

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đến gặp và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng tránh rối loạn tiền đình bằng cách nào

Người bị rối loạn tiền đình nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn bằng các nghe nhạc hay ngồi thiền…

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào?”. Phòng tránh từ sớm là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa rối loạn tiền đình xảy ra. Người bệnh nên chủ động thăm khám định kỳ tại chuyên khoa thần kinh uy tín để được chẩn đoán, phát hiện từ sớm và có những biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital