Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể của người phụ nữ sẽ diễn ra rất nhiều sự thay đổi. Một trong những thay đổi khiến chị em cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày chính là tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vậy rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh được hiểu như thế nào và khắc phục ra sao, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Giai đoạn tiền mãn kinh và rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn này
Trước khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, chính thức không còn xuất hiện kinh nguyệt, họ phải trải qua một giai đoạn khác gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh thường sẽ kéo dài từ 2 tới 5 năm trước khi chị em tiến tới giai đoạn mãn kinh. Lúc này, nồng độ các hormone sinh dục nữ dần suy giảm. Hai hormone có chức năng điều hòa, kích thích chức năng, hoạt động của buồng trứng là LH và FSH lại tăng lên, dẫn đến một số rối loạn, trong đó có rối loạn kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ lúc nào có thể kéo dài hoặc bị rút ngắn hơn so với chu kỳ bình thường (28 ngày). Lượng máu kinh được đẩy ra cũng có thể nhiều hoặc ít hơn 80ml mỗi chu kỳ. Kèm theo đó, một số biểu hiện như bốc hỏa, khô hạn, giảm ham muốn, mất ngủ, loãng xương,… cũng sẽ khiến người phụ nữ cảm thấy cực kỳ khó chịu trong giai đoạn này.
Bởi là một hiện tượng sinh lý bình thường nên khi bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, chị em cũng không nên quá lo lắng. Ngược lại, chúng ta nên tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý, khắc phục cho phù hợp với thể trạng, nhu cầu mỗi người.
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên nhóm phụ nữ độ tuổi từ 42 đến 52. Kết quả, có tới hơn 90% phụ nữ hành kinh trên 10 ngày. Còn lại, nghiên cứu thu nhận hơn 78% chị em bị hành kinh với lượng máu kinh nhiều hơn ngưỡng trung bình.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, khi tình trạng rong kinh ở phụ nữ trung niên kéo dài nhiều tháng kèm theo một số triệu chứng bất thường, đặc biệt ở bộ phận sinh dục, chị em cần tiến hành thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt để. Việc này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe Phụ khoa của chị em, còn giúp tránh những hệ quả nghiêm trọng sau này.
Rối loạn kinh nguyệt đôi khi còn gây mất máu, ảnh hưởng đề kháng, miễn dịch, sức bền, khiến chị em luôn thấy mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược do thiếu máu.
2. Một vài dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều do tiền mãn kinh
Để nhận biết rối loạn kinh nguyệt không khó, nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh, giai đoạn chị em thường chú ý đến những thay đổi về sinh lý của mình:
– Kỳ kinh đến sớm hoặc muộn hơn so với chu kỳ bình thường của bạn.
– Số ngày hành kinh ngắn hơn hoặc có thể dài hơn. Có những trường hợp hành kinh chưa quá 3 ngày, một số khác kéo dài tới hơn 10 ngày.
– Hành kinh với lượng máu ra nhiều hơn mức bình thường, vượt quá 80ml/chu kỳ. Kinh nhiều về đêm, khiến chị em bị mất ngủ, mệt mỏi.
– Kinh nguyệt bất thường kèm theo đau bụng dưới, đau nhức cơ thể, đau lưng.
3. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây ra một số rối loạn về kinh nguyệt trong giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong số đó, có cả những nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý (thực thể) và những nguyên nhân xuất phát từ quá trình thay đổi nội tiết tố (cơ năng).
3.1. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh do tuổi tác, rối loạn nội tiết tố
Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, hệ nội tiết bắt đầu có sự thay đổi do chức năng, hoạt động của buồng trứng, tuyến yên ngày càng giảm sút. Hormone estrogen và progesterone điều tiết quá trình trứng phóng noãn, rụng trứng, tạo ra kinh nguyệt. Lúc này, nồng độ hai hormone có sự thay đổi và từ đó dẫn tới những bất thường trong kỳ kinh nguyệt.
3.2. Rối loạn kinh nguyệt do những thói quen không lành mạnh
Giai đoạn tiền mãn kinh ngày càng tới sớm hơn. Hiện tại, rất nhiều phụ nữ mới bước sang tuổi 40 đã phải đối diện với nhiều triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt và tiền mãn kinh.
Lý do là bởi hiện tại, phụ nữ đang có quá nhiều thói quen không lành mạnh như thức khuya, ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, sử dụng nhiều loại hóa mỹ phẩm, kiêng khem quá mức, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá,…
Từ đó, hệ nội tiết dần dần hoạt động không ổn định, khiến cơ thể nhanh chóng bị lão hóa, chức năng các cơ quan sinh dục giảm sút và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
3.3. Kinh nguyệt không đều ở tuổi tiền mãn kinh do một số bệnh Phụ khoa
Tuổi tiền mãn kinh, cùng với sự thay đổi của hệ nội tiết, chị em cũng rất dễ mắc phải nhiều bệnh lý Phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng,…
Những bệnh lý này ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của hệ nội tiết, còn gây cản trở chức năng các cơ quan sinh dục. Từ đó, cơ thể sinh ra một vài triệu chứng và rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong số những triệu chứng bệnh lý Phụ khoa mà nhiều người thường gặp.
3.4. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh do bệnh ung thư
Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng hay ung thư niêm mạc tử cung đều là những căn bệnh mà chị em phụ nữ ở độ tuổi trung niên, giai đoạn tiền mãn kinh dễ gặp phải. Tế bào ung thư làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của các cơ quan sinh dục, gây tình trạng xuất huyết tử cung, ra máu bất thường, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
3.5. Kinh nguyệt không đều do một vài yếu tố khác
Ngoài ra, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm, rối loạn kinh nguyệt có thể do ảnh hưởng từ một số biện pháp tránh thai khẩn cấp như thuốc tránh thai, tác dụng phụ từ việc đặt vòng tránh thai, rối loạn đông máu, thường xuyên sử dụng kháng sinh,…
4. Rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh có nguy hiểm tới sức khỏe không?
Rối loạn kinh nguyệt trong giai đoạn tiền mãn kinh là một trong những thay đổi về sinh lý tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, đây không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng của phụ nữ.
Rối loạn kinh nguyệt không do bệnh lý chỉ có thể gây ra tình trạng thiếu máu, gây viêm nhiễm phụ khoa, khiến cho cơ thể mệt mỏi và dẫn đến lãnh cảm trong quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt có kèm theo một vài biểu hiện bất thường, chị em cần hết sức cảnh giác. Bởi lúc này, rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hại tới sức khỏe của chị em.
Rối loạn kinh nguyệt lúc này có thể là biểu hiện của u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,… Đây là những bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể là gây chèn ép, ảnh hưởng tới một số cơ quan lân cận. Đặc biệt, với tình trạng ung thư, chị em còn bị đe dọa về tính mạng.
Do đó, để yên tâm, chị em cần thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ và nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa nếu có bất cứ vấn đề nào bất thường.
5. Điều trị rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh như thế nào?
Sau khi bác sĩ đã thăm khám và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, chị em sẽ được hướng dẫn về cách điều trị phù hợp.
Với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt không do bệnh lý, chị em có thể được chỉ định sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng hiện tại. Một số loại thuốc mà phụ nữ tiền mãn kinh có thể sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt gồm:
– Thuốc bổ sung sắt, tránh tình trạng thiếu máu do rong kinh kéo dài.
– Thuốc tránh thai giúp chị em ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
– Thuốc giảm đau Ibuprofen giúp giảm những cơn đau khó chịu trong thời gian hành kinh.
– Liệu pháp hormone tổng hợp để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết, hỗ trợ điều trị rong kinh, cường kinh.
– Thuốc ngăn ngừa tình trạng cục máu đông, chống tiêu sợi huyết.
Chị em cần lưu ý thực hiện điều trị nội khoa với thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay kết hợp các loại thuốc với nhau để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt.
Với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi tiền mãn kinh do bệnh lý phụ khoa, chị em có thể được hướng dẫn sử dụng phương pháp điều trị ngoại khoa tùy theo thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
– Phẫu thuật nạo, loại bỏ niêm mạc tử cung để hạn chế mất máu do rong kinh, cường kinh gây ra.
– Nội soi buồng tử cung, loại bỏ các khối u xơ, polyp xuất hiện bất thường tại buồng tử cung.
– Cắt, loại bỏ một phần hoặc toàn phần nội mạc tử cung, hạn chế máu kinh ra nhiều.
– Cắt hoàn toàn tử cung đối với những trường hợp ung thư tử cung, u xơ tử cung phức tạp và không còn nhu cầu sinh nở.
Những chỉ định phẫu thuật này được các bác sĩ chuyên khoa cân nhắc dựa trên nhiều vấn đề. Phẫu thuật có thể là phẫu thuật mổ mở hoặc mổ nội soi, tùy theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu của người bệnh. Vì vậy, khi có những triệu chứng bất thường như khí hư ra nhiều, kinh nguyệt kéo dài, đau tức bụng dưới, mệt mỏi, choáng váng do thiếu máu,… chị em cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ chuyên khoa phát hiện bệnh và đưa ra hướng dẫn về phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Tất cả phụ nữ nói chung, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh nói riêng đều nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe, tầm soát những biểu hiện bệnh lý bất thường, phát hiện sớm bệnh phụ khoa nguy hiểm để có hướng điều trị tốt nhất. Không riêng tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bất cứ bệnh phụ khoa nào cũng có thể là mối đe dọa với chị em ở độ tuổi này.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ y bác sĩ Sản phụ khoa hàng đầu từ các bệnh viện lớn như Sản Hà Nội, Sản Trung ương, có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm để giúp chị em vững tin vượt qua “khủng hoảng” tiền mãn kinh với nhiều bệnh lý Phụ khoa, trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, với những thiết bị hiện đại, có đầy đủ công năng, cho kết quả khám chính xác và hỗ trợ đắc lực trong điều trị bệnh phụ khoa, Thu Cúc TCI luôn là điểm đến tin cậy của hàng nghìn chị em phụ nữ nhiều năm nay.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh cần phải được điều trị, khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý của chị em, cũng như đảm bảo không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, hãy nhanh chóng đi khám nếu như phát hiện bản thân có những triệu chứng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, dù ở tuổi tiền mãn kinh hay bất cứ độ tuổi nào.