Rối loạn kinh nguyệt có thai được không là thắc mắc chung của nhiều chị em đang bị mắc căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ vào khoảng 21-35 ngày, nhưng không phải ai cũng có được kỳ nguyệt san đều đặn như vậy. Một số biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt bao gồm:
Hành kinh không theo quy luật: khoảng thời gian giữa 2 kỳ kinh lúc ngắn, lúc dài; lượng máu kinh lúc nhiều lúc ít; thời gian hành kinh kéo dài không ổn định… là những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Xuất huyết giữa kỳ kinh cũng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Nếu máu kinh có biểu hiện khác thường (về màu sắc, mùi lạ) thì chị em nên đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em kéo dài trên 36 ngày, diễn ra liên tục, số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày, lượng máu kinh ít cũng chứng tỏ chị em đã bị rối loạn kinh nguyệt.
Rong kinh. Đây là hiện tượng hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu mất đi trên 80ml/kỳ. Nếu rong kinh kéo dài hoặc lặp lại, chị em hãy đi kiểm tra ngay, đó có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, chửa ngoài dạ con.
Thống kinh là tình trạng phụ nữ hành kinh kèm theo những cơn đau bụng dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
2. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh phụ nữ này, trong đó được chia làm 2 nhóm chính
2.1. Rối loạn kinh nguyệt sinh lý
Những chị em có lối sinh hoạt không điều độ, hay thức khuya dễ bị rối loạn kinh nguyệt.
Việc sử dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích… cũng khiến chị em dễ gặp phải hiện tượng này.
Tập luyện, lao động thể chất quá sức khiến cơ thể suy nhược, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
Nếu chị em đang dùng thuốc (thuốc tránh thai khẩn cấp và một số loại thuốc trị bệnh khác) có thể gặp tác dụng phụ gây chậm kinh.
Tinh thần bất ổn, stress, áp lực công việc, cuộc sống kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt.
2.2. Rối loạn kinh nguyệt bệnh lý
Những chị em mắc một số bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm âm đạo, buồng trứng… cũng dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
Các bệnh liên quan tới tuyến giáp sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiết hormone, từ đó ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
3. Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
Qua những nguyên nhân trên chúng ta đã phần nào giải đáp được câu hỏi bị rối loạn kinh nguyệt có thai không. Các chuyên gia khẳng định là phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể có thai, nhưng khả năng sẽ thấp hơn so với bình thường. Tùy vào những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà khả năng có thai của chị em sẽ ở mức độ nào.
Đa phần các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt đều xuất phát từ hormone sinh sản hoặc mắc các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, vì vậy, bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mang thai của phụ nữ. Vì thế, chị em khi mắc rối loạn kinh nguyệt thì hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm.Những biểu hiện của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt
Ngược lại, có những chị em cho rằng rối loạn kinh nguyệt khó có thai nên khá chủ quan sau khi quan hệ không dùng biện pháp an toàn. Không gì là không thể xảy ra, vì vậy, chị em đừng chủ quan về khả năng mang thai nhé.
Với độ ngũ y bác sĩ chuyên khoa sản chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc sản khoa, chăm sóc thai sản chất lượng cao cho chị em phụ nữ. Nếu có bất cứ thắc mắc, vấn đề gì về bệnh phụ khoa, sức khỏe sinh sản, chị em xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 55 88 92 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp nhé. Chúc chị em luôn khỏe mạnh!
Tin liên quan
- Có thai ngoài tử cung thử que được không
- Sinh mổ bao lâu thì có thai lại được
- Sinh mổ 8 tháng có thai lại Nhiều bất lợi cho cả mẹ
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc