Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Hãy đọc bài viết của chúng tôi bên dưới đây để tìm được lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Đôi nét về tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Hiểu nôm na kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung do hormone estrogen, progesterone bị sụt giảm đột ngột theo chu kỳ nhất định. Về cơ bản, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em phụ nữ khỏe mạnh, xuất hiện từ 12 – 16 tuổi và kết thúc từ 45 – 55 tuổi.
Vì sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thống nội tiết tố bên trong cơ thể của chị em phụ nữ mà chu kỳ kinh nguyệt diễn ra rất đều đặn. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày và mỗi tháng sẽ có một lần, kéo dài khoảng 3 – 7 ngày với lượng máu chiếm từ 50 – 80ml.
Khi quá trình này có sự rối loạn này thì sẽ gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Theo đó, lượng máu kinh nguyệt có thể chảy ra nhiều hơn và kéo dài hơn so với chu kỳ bình thường. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt có thể tới sớm hơn, muộn hơn hoặc thậm chí là mất kinh. Thông thường, tình trạng rối loạn kinh nguyệt xuất hiện ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì do hormone nội tiết tố thời điểm này đang có sự thay đổi và hoạt động của buồng trứng chưa ổn định.
Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều chỉ xuất hiện khoảng 2 – 3 năm đầu hành kinh và sẽ ổn định dần theo chu kỳ bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, đặc biệt là với chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản thì phải chú ý. Bởi lẽ nó có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang có nguy cơ mắc phải những bệnh viêm nhiễm phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, khí hư bất thường,… Những căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó, chị em phải hết sức lưu ý khi thấy kinh nguyệt không đều nhé.
2. Tại sao chị em lại bị rối loạn kinh nguyệt?
2.1. Mất cân bằng hormone nội tiết tố
Trong độ tuổi sinh sản, chị em phụ nữ sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ lúc có kinh nguyệt, tới lúc mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh. Thông thường, những cột mốc này sẽ đi liền với sự mất cân bằng hormone nội tiết tố trong cơ thể, dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.
2.2. Tăng cân hoặc giảm cân
Việc đột nhiên giảm cân hoặc tăng cân cũng dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bởi lẽ những thay đổi về cân nặng sẽ làm nhiễu loạn hàm lượng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Vì vậy, đa số chị em phụ nữ giảm cân và tăng cân một cách đột ngột đều gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều.
2.3. Chứng rối loạn ăn uống
Những chứng rối loạn ăn uống như ăn uống vô độ hoặc chán ăn cũng là thủ phạm gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bởi lẽ chế độ ăn uống thất thường, không đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm biến động hàm lượng hormone nội tiết tố và có thể gây ảnh hưởng xấu tới các chức năng quan trọng của cơ thể như hệ tiêu hóa.
2.4. Vận động, tập thể dục quá nhiều
Việc vận động và tập thể dục quá nhiều cũng sẽ làm thay đổi những hoạt động thông thường của cơ thể và khiến kinh nguyệt không đều. Đó là lý do tại sao mà đa số các vận động viên thường xuyên phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
2.5. Rối loạn hormone tuyến giáp
Những chị em bị rối loạn hormone tuyến giáp thường có kinh nguyệt thất thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hormone tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể, vì thế mà ảnh hưởng không nhỏ tới chu kỳ kinh nguyệt.
2.6. Cho con bú
Việc cho con bú cũng ảnh hưởng tới lượng hormone nội tiết dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Thông thường, những chị em cho con bú sau sinh sẽ có chu kỳ kinh nguyệt muộn hơn do lượng hormone prolactin kích thích sản sinh sữa mẹ sẽ làm chậm vòng kinh. Sau khi có kinh trở lại thì cũng cần phải chờ một thời gian nữa thì chu kỳ kinh nguyệt mới đi vào ổn định.
2.7. Tuổi dậy thì
Khi mới có hành kinh, hầu hết các bạn gái đều gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân là do mức độ hormone nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một khoảng thời gian mới có thể ổn định và hình thành quy luật. Do đó, thông thường, các bạn gái phải mất 2 – 3 năm đầu tiên bị rối loạn kinh nguyệt.
3. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không chị em đã biết chưa?
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm hay không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia, rối loạn kinh nguyệt kéo dài là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Bởi lẽ nó sẽ gây thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nhan sắc và có nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
3.1. Gây ra tình trạng thiếu máu
Ra nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tiền mãn kinh. Những chị em mất máu hơn 80ml trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu. Hầu hết những trường hợp này đều là thiếu máu nhẹ. Tuy nhiên, dù là thiếu máu ở mức nhẹ hay trung bình thì chị em vẫn có thể xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, thiếu sức sống, da xanh xao, thậm chí là ngất xỉu nhiều lần. Nếu bị thiếu máu nặng mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các bệnh liên quan tới tim mạch.
3.2. Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản
Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa như polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì những căn bệnh phụ khoa này rất dễ chuyển biến thành các bệnh ác tính, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
3.3. Nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn
Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở những chị em bị rối loạn kinh nguyệt là rất cao. Bởi lẽ kinh nguyệt không đều chính là dấu hiệu của sự bất thường về sinh lý của chị em phụ nữ. Đồng thời, chu kỳ kinh nguyệt thất thường sẽ khiến chị em gặp khó khăn trong việc tính ngày rụng trứng, làm giảm khả năng đậu thai.
3.4. Ảnh hưởng tới nhan sắc
Kinh nguyệt không đều sẽ khiến cơ thể của chị em phụ nữ luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu gắt. Thêm vào đó, nó khiến làm da của chị em trông xanh xao và thiếu sức sống.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?” Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em nên thiết kế chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh. Quan trọng nhất là chị em phải đi khám phụ khoa định kỳ để bác sĩ phát hiện và điều trị sớm những bệnh phụ khoa (nếu có) nhé!