Hầu hết chúng ta đều có thể bị khó ngủ vì một nguyên nhân nào đó, có thể do căng thẳng, do bệnh lý hoặc những gián đoạn khác. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề khi ngủ vào ban đêm hay thức dậy thấy mệt mỏi thì bạn đã bị rối loạn giấc ngủ. Vậy rối loạn giấc ngủ là sao và nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Menu xem nhanh:
1. Rối loạn giấc ngủ là sao, có những dạng nào?
Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ chỉ các bất thường làm thay đổi giấc ngủ của bạn. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau, những loại rối loạn giấc ngủ này thường được phân loại dựa vào nguyên nhân, triệu chứng, mức độ tác động đến tâm sinh lý của người bệnh, bao gồm các loại như:
– Mất ngủ: Là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc bị thức giấc vào giữa đêm và khó ngủ trở lại.
– Ngưng thở khi ngủ: Là sự thay đổi nhịp thở trong khi đang ngủ, người bệnh có thể ngưng thở hoàn toàn hoặc thở nhẹ, thoi thóp trong khoảng tối đa 30 giây và lặp lại nhiều lần trong khi ngủ.
– Hội chứng Willis-Ekbom: Là một loại rối chuyển động khi ngủ. Hội chứng này tạo cho người bệnh cảm giác khó chịu, bồn chồn, thôi thúc người bệnh phải di chuyển khi đang cố gắng ngủ.
– Chứng ủ rũ: Đây là tình trạng khiến người bệnh buồn ngủ cực độ vào ban ngày. Thậm chí người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi vô cùng và thiếp đi lúc nào mà không hay biết.
– Bệnh mất ngủ giả: Đây là một loại rối loạn giấc ngủ gây ra các cử động hoặc những hành vi bất thường trong khi ngủ như mộng du, nói mơ, ác mộng, đái dầm, nghiến răng khi ngủ và nhiều tình trạng khác.
2. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ
2.1 Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ biểu hiện như thế nào còn tùy thuộc vào loại rối loạn, nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, đa phần các loại rối loạn giấc ngủ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
– Khó đi vào giấc ngủ
– Mệt mỏi vào ban ngày, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm
– Luôn có cảm giác thúc giục phải di chuyển khi đang ngủ
– Cảm giác cáu kỉnh hoặc lo lắng quá độ
– Thiếu tập trung khi làm việc
– Có thay đổi bất thường về lịch ngủ – thức
– Cảm giác cực kỳ buồn ngủ vào ban ngày, ngủ gà ngủ gật
Những triệu chứng trên là những triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất khi người bệnh bị rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là những dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn khác.
2.2 Khi nào cần đi khám chuyên khoa?
Khi thây các bất thường về giấc ngủ, bạn nên chủ động thăm khám tại chuyên khoa uy tín để chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Các dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám ngay là:
– Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ kéo dài và ngày một nghiêm trọng
– Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt
– Tình trạng ngưng thở khi ngủ
– Bạn ngủ quên vào những thời điểm như ngay khi đang nói chuyện, đang ăn hoặc thậm chí là đang đi bộ
3. Tại sao bạn bị rối loạn giấc ngủ?
Rối loạn giấc ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến như:
3.1 Dị ứng và các vấn đề về hô hấp
Dị ứng, bị cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp làm cản trở quá trình thở và khiến bạn bị khó thở vào ban đêm. Người bệnh có thể không hít thở hoàn toàn bằng mũi gây ra tình trạng khó ngủ.
3.2 Tiểu đêm nhiều lần
Tiểu đêm nhiều lần có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn phải thức giấc vào ban đêm. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều hơn ở nữ giới do sự mất cân bằng về nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu làm tăng nặng tình trạng tiểu đêm hơn. Bạn cần thăm khám từ sớm nếu phải thường xuyên tiểu đêm kèm theo chảy máu hoặc đau.
3.3 Các cơn đau mãn tính
Các cơn đau mãn tính làm bạn khó đi vào giấc ngủ. Thậm chí có thể khiến bạn phải bừng tỉnh khi đang ngủ do quá đau và khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến của cơn đau mãn tính bao gồm:
– Viêm khớp
– Đau cơ xơ hóa
– Đau lưng dưới mãn tính
– Nhức đầu dai dẳng
Trong một số trường hợp, các cơn đau mãn tính có xu hướng gia tăng do rối loạn giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các vấn đề về giấc ngủ có thể làm cho chứng đau cơ xơ hóa phát triển phức tạp và khó kiểm soát hơn.
Ngoài những nguyên nhân trên, những người có lịch trình ngủ không đều đặn, nhất là những người làm việc theo ca hay phải thường xuyên đi lại giữa các nước cũng có nguy cơ mắc rối loạn giấc ngủ.
Không chỉ vậy, tiêu thụ nhiều cà phê, ít tập thể dục, quá căng thẳng và hút thuốc cũng đều là yếu tố góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ.
4. Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ
Để kiểm soát hiệu quả tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngoài việc điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo một số thói quen như sau:
4.1 Tạo môi trường ngủ tốt nhất
Đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn sẽ luôn sạch sẽ, mát mẻ, yên tĩnh và đủ tối. Trường hợp phòng bạn quá sáng gây ảnh hưởng giấc ngủ, hãy sử dụng mặt nạ ngủ hoặc các loại rèm để cản ánh sáng lại.
4.2 Suy nghĩ lạc quan
Luôn luôn giữ tâm trạng thoải mái khi ngủ. Tránh những suy nghĩ tiêu cực hoặc quá lo lắng cho một sự kiện diễn ra trong tương lai. Cố gắng giải tỏa tâm trí trước khi ngủ bằng cách lập danh sách việc cần làm vào chiều tối thay vì trước khi ngủ.
4.3 Không làm việc khác khi bắt đầu ngủ
Rất nhiều người có thói quen xem điện thoại, nghe nhạc khi lên giường nằm ngủ, nhưng điều này sẽ làm cản trở quá trình ngủ của bạn. Tốt nhất bạn nên đặt ra giới hạn giờ cho việc làm khác trước khi ngủ. Đến đúng giờ là lên giường ngủ chứ không nằm làm việc riêng nữa.
4.4 Tránh ngủ trưa quá lâu
Buổi trưa là thời điểm nên chợp mắt để có thêm sự tỉnh táo và sức khỏe cho quá trình làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, hãy giới hạn giờ ngủ không quá 30 phút và không ngủ trưa sau 3h chiều.
4.5 Tránh dùng các chất kích thích
Tránh dùng cà phê, cacao, chocolate, trà xanh hay hút thuốc lá ít nhất 4 tiếng trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá no sẽ khiến bụng khó chịu và khó ngủ hơn.
4.6 Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn bị khó ngủ thì tuyệt đối không nên tập vào thời điểm 4 tiếng trước khi ngủ.
Hi vọng những thông tin đã giúp bạn biết rối loạn giấc ngủ là sao, nguyên nhân gây bệnh và cách xây dựng thói quen lành mạnh phòng ngừa biến chứng. Những kiến thức trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Để nhận diện đúng và được điều trị hiệu quả chứng rối loạn giấc, các chuyên khoa thần kinh uy tín thường xuyên, đặc biệt là khi có các triệu chứng bất thường.