“Răng số 8 mọc lệch có nên nhổ không?” – đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Menu xem nhanh:
1. Răng số 8 là răng nào?
Răng số 8 (răng khôn) là những răng ở cuối hàm, mọc lên khi hàm đã phát triển hoàn thiện (đủ răng). Theo các bác sĩ, loại răng này không tác dụng hay tính thẩm mỹ, ngược lại còn gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân.
2. Răng số 8 mọc lệch có nên nhổ không?
Như đã nói ở trên, răng số 8 không đủ chỗ để mọc do hàm đã phát triển đầy đủ dẫn đến hiện tượng mọc lệch. Tình trạng này khiến cho người bệnh sẽ gặp đau đớn, gây hư hại cho những răng lân cận và khó vệ sinh sạch sẽ.
Chính vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng số 8 mọc lệch để tránh được tình trạng nhiễm trùng, tiêu xương ở khu vực ổ răng bên cạnh và tạo được nang răng xương hàm. Để biết chính xác răng khôn của mình có mọc lệch không, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng.
3. Các trường hợp khác nên nhổ răng khôn
Ngoài trường hợp mọc lệch, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn trong các trường hợp:
– Răng số 8 mọc gây nên hiện tượng đau nhức và nhiễm trùng nhiều lần.
– Răng bên cạnh bị ảnh hưởng do răng số 8 bị u nang.
– Răng số 8 và các răng lân cạnh có khe giắt, khiến thức ăn bị mắc lại và vi khuẩn dễ tấn công.
– Răng số 8 có bệnh lý viêm nha chu hoặc sâu răng.
– Khách hàng có nhu cầu chỉnh hình, làm răng giả.
– Người mắc một số bệnh lý mà nguyên nhân gây ra là răng số 8.
Trường hợp chống chỉ định
– Răng số 8 mọc bình thường, không có hiện tượng biến chứng hay kẹt mô nướu.
– Người có bệnh lý toàn thân không được kiểm soát tốt.
– Răng số 8 có liên quan đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…
4. Các phương pháp nhổ răng số 8
Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng số 8 phổ biến: Nhổ răng bằng phương pháp truyền thống và nhổ răng bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome.
4.1 Phương pháp truyền thống
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng dao rạch để mở lộ ra phần nướu, sau đó dùng lực sinh ra ở kìm và bẩy nhằm đưa răng khôn ra khỏi hàm. Cuối cùng, sẽ khâu vết mổ lại và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để vết thương không bị nhiễm trùng. Ưu điểm của phương pháp truyền thống chính là giá thành tương đối rẻ tuy nhiên lại có một số nhược điểm như có thể gây biến chứng, chảy máu, viêm nhiễm nếu thực hiện ở những cơ sở nha khoa chất lượng không tốt, có đội ngũ bác sĩ tay nghề kém.
4.2 Phương pháp sóng siêu âm Piezotome
Điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp này so với phương pháp truyền thống chính là thay vì dùng dao rạch mở phần nướu, bác sĩ sẽ thông qua biến điệu của tần số sóng siêu âm, dùng mũi khoan mỏng và mảnh để mở nướu, làm đứt dây chằng chân răng và tách phần nướu khỏi chân răng. Ngay khi răng khôn được lấy ra, tác động khóa mạch máu tối ưu sẽ thực hiện nhiệm vụ đóng vết mổ lại nhanh chóng. Theo các bác sĩ, nhổ răng số 8 bằng sóng siêu âm Piezotome là phương pháp tân tiến nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội và được sử dụng tại các cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng.
5. Sau khi nhổ răng số 8, bạn cần lưu ý gì?
– Sau khi nhổ răng số 8, bệnh nhân có thể cảm giác đau nhức và khó chịu. Để xử lý tình trạng này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và kháng sinh. Cần lưu ý không được tự ý điều chỉnh liều lượng hay mua thuốc ngoài uống.
– Trong vòng 24h sau khi nhổ răng, nên chọn những đồ ăn mềm, lỏng như cháo, súp, canh, thức ăn xay nhuyễn….
– Không ăn những thức ăn quá cứng, quá dai, dễ vỡ vụn….
– Súc miệng nước muối hàng ngày, chải răng nhẹ nhàng và lưu ý không chạm vào vết thương.
– Không thực hiện các bài vận động thể chất mạnh trong khoảng 24 – 48h.
– Kiêng nhai kẹo cao su, hút thuốc ít nhất 3 ngày, hay đồ uống có cồn từ 5 – 7 ngày.
Bài viết trên của chúng tôi đã mang đến câu trả lời đầy đủ cho thắc mắc “Răng số 8 mọc lệch nên nhổ không?”. Để biết chính xác về tình trạng răng số 8 của mình có cần thiết nhổ không, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra nhé.