Răng số 6 bị sâu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai và ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới sâu răng số 6, nhận biết thông qua các dấu hiệu gì và có cách nào để khắc phục hay không? Tìm hiểu ngay sau đây!
Menu xem nhanh:
1. Dấu hiệu sâu răng số 6
Răng số 6 (răng cấm chính) nằm tại vị trí số 6 trong cung hàm, đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính. Sâu răng số 6 là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng do quá trình hủy khoáng của các vi khuẩn có hại. Chúng trú ngụ và phát triển ở mảng bám, cao răng và tấn công các tổ chức răng, quanh răng. Sâu răng diễn ra ở bề mặt men răng của thân răng hoặc chân răng, tiến dần vào ngà răng và nghiêm trọng nhất là phá hủy tủy răng.
Khi ở giai đoạn đầu, sâu răng không biểu hiện thành các triệu chứng rõ rệt. Chỉ khi bệnh ở giai đoạn sâu men răng, ngà răng… thì mọi người mới phát hiện ra thông qua:
– Chấm đen li ti: Do cấu trúc răng bị vi khuẩn phá hủy, dẫn đến hình thành các chấm đen li ti hoặc các lỗ sâu, hốc sâu tùy thuộc vào mức độ bệnh lý.
– Đau nhức: Các cơn đau răng có thể nghiêm trọng hơn khi bệnh ở giai đoạn nặng hoặc sâu răng ăn vào tủy do hệ thống dây thần kinh bị tổn thương.
– Ê buốt răng: Răng trở nên nhạy cảm hơn, khó chịu và ê buốt khi ăn uống, đánh răng…
– Sưng nướu răng: Do vi khuẩn phát triển quá mức và tấn công cả các tổ chức nướu răng.
– Chảy máu nướu: Nướu bị kích ứng, dễ dàng chảy máu và viêm nhiễm khi mắc sâu răng.
– Hơi thở có mùi: Do vi khuẩn thải ra các chất bẩn gây ra mùi hôi trong khoang miệng.
– Răng ngả vàng: Tổn thương nghiêm trọng dẫn tới tình trạng men răng và ngà răng bị ngả màu, xỉn màu. Tình trạng này cảnh báo sâu răng đang ở giai đoạn khá nghiêm trọng, tổn thương tủy không thể phục hồi.
Khi phát hiện tình trạng này, mọi người nên đi khám để được các bác sĩ xác định mức độ sâu răng cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng sâu răng chính là sự tấn công của vi khuẩn, phổ biến là Streptococcus mutans, Lactobacillus, Actinomyces… Chúng thường trú ngụ ở mảng bám, cao răng trong miệng do:
– Không vệ sinh răng miệng: Thức ăn thừa và mảng bám hình thành sau khi ăn nếu không được vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách có thể trở thành cao răng bám chắc ở thân răng và kẽ răng. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và sinh sôi, sau đó tấn công các tổ chức răng, nướu.
– Thói quen ăn các thực phẩm nhiều đường, tính axit cao: Đẩy nhanh quá trình mòn men răng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công.
– Răng mắc bệnh lý như viêm nha chu, viêm quanh răng, viêm tủy răng… dẫn tới vi khuẩn phát triển quá mức và làm tổn thương cấu trúc cứng của răng.
– Mất cân bằng vi sinh vật khoang miệng do thiếu nước, thay đổi nội tiết tố, tác dụng phụ của thuốc… làm cho vi khuẩn có hại phát triển với số lượng nhiều.
– Ảnh hưởng của bệnh lý toàn thân như trào ngược dạ dày, ung thư,… khiến men răng bị mòn dần và lâu dần dẫn tới sâu răng.
3. Điều trị răng số 6 bị sâu
Răng sâu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nha chu, viêm tủy răng, gây mất răng và ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân… Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám sớm, điều trị đúng cách để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.
Hiện nay, điều trị răng số 6 bị sâu có thể áp dụng một số giải pháp như sau:
4.1. Hàn trám
Trong trường hợp răng số 6 bị sâu nhẹ, trung bình, tổn thương men răng và ngà răng nông thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng việc hàn trám. Vùng răng bị thương tổn sẽ được loại bỏ và gắn một chất trám đặc biệt có độ bền vượt trội để phục hình cho răng. Chất trám có thể đảm bảo hình dạng răng, duy trì chức năng ăn nhai của mọi người và có chức năng ngừa vi khuẩn tấn công tổ chức men và ngà răng bị hở.
4.2. Bọc răng sứ
Nếu răng bị sâu nặng, vùng tổn thương lớn mà không thể hàn trám thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ. Các tổ chức răng bị sâu cũng được loại bỏ để tạo khoảng trống, giúp bác sĩ có thể gắn mão sứ lên trên. Mão sứ cũng có tác dụng phục hình cho răng, đảm bảo khả năng nhai cũng như ngăn ngừa vi khuẩn tấn công sâu hơn.
4.3. Nhổ răng
Khi sâu răng nghiêm trọng tới mức không còn chân răng hoặc chân răng suy yếu thì bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ để ngăn ngừa tổn thương lan sang các răng khác. Sau khi nhổ răng, người bệnh cũng cần được trồng phục hình bằng các phương pháp như cắm Implant, bắc cầu răng sứ… để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng của răng.
4. Ngăn ngừa sâu răng đúng cách
Sâu răng cản trở lớn tới sinh hoạt cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng của mọi người. Vì vậy, mọi người cần xây dựng một chế độ sinh hoạt và vệ sinh răng miệng đúng cách để có thể ngăn ngừa sâu răng.
– Vệ sinh răng miệng 2-3 lần mỗi ngày bằng các loại kem đánh răng có chứa Fluor hoặc kem đánh răng nha sĩ khuyến cáo.
– Đánh răng đều các mặt theo chiều dọc từ trên xuống, hoặc xoay tròn để làm sạch răng từ trong ra ngoài.
– Sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh các kẽ răng và súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch miệng.
– Không hút thuốc lá, sử dụng các loại đồ uống có cồn, có chất kích thích, đồ ngọt, thực phẩm có tính axit cao.
– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, giúp cân bằng môi trường vi sinh vật trong khoang miệng.
– Cung cấp thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất cho cơ thể và đặc biệt là răng miệng như vitamin A, D, E…
– Lấy cao răng định kỳ thường xuyên 3-6 tháng/lần và khám nha khoa để chủ động kiểm soát sức khỏe răng miệng.
Răng số 6 bị sâu cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để bảo toàn sức khỏe răng miệng toàn diện nhất. Mọi người nên khám nha khoa tại các cơ sở y tế uy tín, với bác sĩ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.