Đối với mẹ bầu, việc khám thai định kỳ là rất quan trọng. Bên cạnh việc chú ý tới các mốc thời gian khám bệnh, các mẹ cũng cần quan tâm tới quy trình khám thai. Có như vậy, việc khám thai định kỳ mới đem lại hiệu quả và thực sự khiến các mẹ bầu an tâm, thoải mái về mặt tâm lý.
Menu xem nhanh:
1. Khám thai định kỳ, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề gì?
Khám thai định kỳ giúp các mẹ có thể theo dõi, nắm rõ sức khỏe của bản thân trong thai kỳ. Từ đó, mẹ có thể phát hiện sớm những bất thường, cùng bác sĩ tìm ra hướng xử lý, giải quyết cho phù hợp.
Rất nhiều mẹ bầu chưa có kinh nghiệm hiểu sai về việc khám thai định kỳ. Không chỉ thực hiện siêu âm để có thể nhìn thấy hình ảnh của bé phát triển bình thường trong bụng mẹ, các mẹ còn cần lưu ý thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra các chỉ số cần thiết để biết được tỷ lệ dị tật bẩm sinh, các yếu tố bất thường trong thai kỳ, nguy cơ thai kỳ,…
Cụ thể, một số vấn đề mà các mẹ bầu cần quan tâm sẽ được làm rõ trong quá trình khám thai như:
– Xét nghiệm kiểm tra, đánh giá, phân tích tình trạng sức khỏe của mẹ.
– Xác định thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi và dự báo ngày dự sinh.
– Đánh giá một số bất thường ở thai nhi, nếu có. Bao gồm: Một số dị tật về thần kinh, hàm, môi, mặt, các dị tật ở lồng ngực, tim, các dị tật khu vực rốn, dị tật chân, tay,…
– Kiểm tra tử cung của mẹ.
– Đánh giá, cân nhắc lựa chọn sinh thường hay sinh mổ dựa trên điều kiện sức khỏe.
2. Quy trình khám thai cho mẹ bầu
Quy trình khám thai cho mẹ bầu được xây dựng nhằm giúp chị em đánh giá lần lượt, chính xác nhất từng vấn đề cần quan tâm trong thai kỳ. Các mẹ bầu cần nắm vững quy trình khám thai từng bước để tránh bỡ ngỡ, lúng túng khi đi khám, tiết kiệm thời gian mà vẫn có đầy đủ những thông tin cần biết.
2.1. Đặt lịch khám thai
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quyết định buổi khám thai của các mẹ bầu có nhẹ nhàng, thuận lợi hay không. Trong thời gian mang thai, không một ai muốn phải xếp hàng, lấy số và chờ đợi đến lượt khám, phải loanh quanh tại viện cả ngày trời. Bởi vậy, việc đặt lịch khám thai sẽ giúp chị em tiết kiệm được thời gian, công sức, đồng thời giữ được tâm lý thoải mái khi đi khám.
2.2. Khám, đánh giá tình trạng sức khỏe với các bác sĩ Sản khoa
Sau khi đã nắm được một số thông tin cần thiết của mẹ bầu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ hơn về các triệu chứng qua việc thăm khám, xét nghiệm chi tiết các chỉ số cơ bản. Các mẹ bầu sẽ được đo huyết áp, nhịp tim, kiểm tra chiều cao, chỉ số cân nặng,… Qua đánh giá mức độ BMI, các yếu tố lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp cho mỗi mẹ bầu để có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như bổ sung dinh dưỡng phù hợp hơn.
– Trong 3 tháng đầu: Sau khi nắm rõ các thông tin cá nhân như họ tên, tuổi, tiền sử gia đình,… các mẹ sẽ tiếp tục được hỏi về các dấu hiệu trong quá trình mang thai, tình trạng sức khỏe hiện tại, có vấn đề gì bất thường hay không và tiền sử bệnh lý ở mỗi người ra sao,…
– Ở 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu tiếp tục được hỏi một số thông tin chi tiết hơn như hiện tượng thai, những vấn đề bất thường xảy ra, cân nặng của mẹ thay đổi ra sao, mẹ có đang sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng gì hay không?,…
– Ở 3 tháng cuối, ngoài những câu hỏi cơ bản, mẹ bầu sẽ được hỏi về tình trạng thai máy cũng như một số triệu chứng đang gặp phải. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ cũng sẽ dò đoán một số triệu chứng có thể gặp và hỏi mẹ bầu về việc có thường xuyên thấy các triệu chứng đó diễn ra hay không.
2.3. Siêu âm hình thái thai nhi theo quy trình khám thai
Sau khi đã kiểm tra một số thông tin, chỉ số sức khỏe để nắm bắt tổng quát tình trạng hiện tại, các mẹ sẽ được tiến hành siêu âm thai để theo dõi hình thái thai nhi. Đối với từng tuần thai, các mẹ sẽ được siêu âm 2D hoặc 5D để nắm được hình thái thai nhi.
Siêu âm 2D còn được biết đến là siêu âm hai chiều. Quá trình siêu âm này, mẹ có thể thấy được chuyển động của thai nhi, theo dõi được những dị tật bất thường, cổ tử cung, thai được bao nhiêu tuần tuổi, túi thai kích thước bao nhiêu, vị trí thai làm ổ, lượng nước ối, dự kiến ngày sinh,…
Ngoài ra, tới các tuần thai sau, mẹ bầu có thể theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi bằng phương pháp siêu âm 5D. Siêu âm 5D giúp các bác sĩ tối ưu thời gian phân tích, xác định các thông số của thai nhi một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, phương pháp siêu âm này còn cho thấy rõ những bất thường thai kỳ mà siêu âm đen trắng khó phát hiện được.
2.4. Xét nghiệm – Bước quan trọng trong quy trình khám thai
Trong quy trình khám thai, các mẹ bầu không thể bỏ qua bước thực hiện xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng thai nhi. Các xét nghiệm mà mẹ bầu cần thực hiện bao gồm:
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là một trong số những xét nghiệm quan trọng, cần lưu ý đầu tiên trong quy trình khám thai. Xét nghiệm máu giúp các mẹ bầu xác định được:
Mẹ bầu có đang bị thiếu máu không.
Số lượng bạch cầu trong máu.
Lượng tiểu cầu, nguy cơ máu vón cục, đông máu.
Xác định nhóm máu, phân tích yếu tố Rh trong máu.
– Xét nghiệm nước tiểu: Đối với các mẹ bầu, xét nghiệm nước tiểu là bước không thể bỏ qua ở mỗi lần khám thai. Xét nghiệm này cho biết về bệnh đường tiết niệu và đặc biệt là nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
– Xét nghiệm dị tật ở thai nhi: Các xét nghiệm sàng lọc quan trọng như Double test (tuần 11 – 13), Triple test (tuần 15 – 20) hay NIPT sẽ cho biết nguy cơ dị tật, rối loạn bẩm sinh, tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi.
2.5. Đọc, phân tích các chỉ số kết quả, hẹn lịch khám kế tiếp
Sau quá trình siêu âm, xét nghiệm, các vấn đề sức khỏe được thể hiện qua các chỉ số, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn tới phòng bác sĩ để nghe đọc kết quả khám, tư vấn những thông tin cần thiết. Từ đó, trong quá trình mang thai, các mẹ có thể nắm rõ những yếu tố nguy cơ thai kỳ để biết cách điều chỉnh, phòng tránh.
Đồng thời, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn, đưa ra lời khuyên hữu ích, giúp các mẹ an tâm hơn, lựa chọn được giải pháp khắc phục vấn đề tốt nhất, sớm nhất.
3. Thu Cúc TCI – Nơi mang đến quy trình khám thai tinh gọn
Mục đích của việc thực hiện khám thai định kỳ là giúp cho mẹ bầu có thể nhanh chóng nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như của thai nhi. Là địa chỉ khám thai đảm bảo uy tín, chất lượng, được hàng nghìn mẹ bầu lựa chọn đặt niềm tin, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang nỗ lực cố gắng, không ngừng phát triển, hoàn thiện để mang đến quy trình khám thai tinh gọn, hiệu quả cho các mẹ.
Để thuận tiện cho quá trình khám thai tại Thu Cúc TCI, các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Đặt lịch khám và nghe theo hướng dẫn của tư vấn viên.
– Mẹ cần nhịn ăn tối thiểu trước 12 tiếng vào những buổi khám có xét nghiệm máu.
– Trước khi vào khám, mẹ bầu nên uống nhiều nước để hình ảnh siêu âm được rõ nét, chính xác nhất.
– Mang theo hồ sơ thai sản, sổ khám trong mỗi lần tái khám.
– Trong lần khám thai tuần thứ 36, các mẹ cần chuẩn bị căn cước công dân/chứng minh thư, BHBL, BHYT để làm hồ sơ sinh.
– Thu Cúc TCI có lịch làm việc vào ngày Chủ nhật, hỗ trợ các mẹ chủ động thăm khám mà không bị ảnh hưởng đến thời gian cá nhân.
– Với mỗi buổi khám, các mẹ sẽ được bác sĩ, tư vấn viên hướng dẫn thực hiện theo quy trình, đảm bảo thăm khám đầy đủ, nắm bắt cụ thể tình trạng sức khỏe, yên tâm theo từng mốc thai kỳ.
Đặc biệt, với phương pháp siêu âm 5D hiện đại, trang thiết bị tối tân sẽ giúp các mẹ bầu có thể nắm rõ được tình trạng thai nhi, được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn và lưu ý những vấn đề trọng điểm nhất trong mỗi tuần thai.
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm lý luôn hỗ trợ các mẹ bầu nhiệt tình suốt quá trình khám thai. Vì vậy, với mọi vấn đề phát sinh, các mẹ không cần quá lo lắng và áp lực tâm lý vì luôn có các bác sĩ nhiệt tình hỗ trợ, đưa ra những giải pháp hiệu quả, tối ưu nhất.
Mong rằng với những thông tin trên, các mẹ bầu đã có cái nhìn rõ nét hơn về quy trình khám thai. Các mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, dịch vụ tiêu chuẩn để được chăm sóc chu đáo trong quá trình khám và tiếp nhận các thông tin trong thai kỳ.