Khám dinh dưỡng được coi là một giải pháp hiệu quả để kiểm tra xem có vấn đề gì trong chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của con không. Vậy quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ được thực hiện như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Tại sao khám dinh dưỡng lại quan trọng với trẻ?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng cần phải quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng vì đây là lứa tuổi không thể tự cung cấp chất dinh dưỡng, mà cần phải nhận được sự chăm sóc từ cha mẹ. Chính vì vậy, khám dinh dưỡng giúp cha mẹ có định hướng rõ ràng hơn trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con như:
– Giúp phát hiện chế độ ăn của con đang thiếu hay thừa những chất nào, từ đó có được chế độ dinh dưỡng phù hợp.
– Phát hiện được sớm những bệnh lý trẻ đang mắc phải: rối loạn tiêu hoá, thừa cân, béo phì…
– Có thực đơn khoa học, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.
– Được bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khoẻ mạnh.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ cần khám dinh dưỡng
– Có những bất thường về sức khỏe: biếng ăn, chậm lớn, béo phì, da xanh xao…
– Có vấn đề về tiêu hoá: tiêu hoá kém, nôn ói khi ăn, tiêu chảy hay táo bón không rõ nguyên nhân.
– Bị suy giảm sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch: Sốt cao, sổ mũi, ho, rụng tóc, thường xuyên dùng thuốc kháng sinh, mắc bệnh khi thời tiết thay đổi….
– Thiếu vi chất cần thiết: Hoạt động kém (chậm lẫy, ngồi, bò, đi), rụng tóc, quấy khóc về đêm, mồ hôi ở đầu và lưng, chậm mọc răng, tình trạng răng miệng không tốt, thể trạng thấp còi.
3. Quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ
3.1 Thăm khám tổng quát
Tại bước đầu tiên này, bệnh nhân sẽ được thăm khám, khai thác tiền sử bệnh, thu thập các yếu tố về chiều cao, cân nặng. Đây là bước vô cùng quan trong, giúp bác sĩ có thể đánh giá tổng quát về tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa ra dự đoán bệnh lý trẻ đang gặp phải.
3.2 Thực hiện các xét nghiệm/chẩn đoán cần thiết
Để có thể cơ sở khoa học cho việc đưa ra phác đồ điều trị dinh dưỡng khoa học cho trẻ, trẻ có thể được thực hiện thêm một số xét nghiệm, siêu âm, phù hợp với tình trạng bệnh lý cũng như độ tuổi.
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết cho trẻ có thể kể đến như:
– Xét nghiệm huyết học: Công thức máu toàn phần với 12 chỉ số.
– Xét nghiệm hoá sinh: đường, chức năng gan, thận, mỡ máu, Albumin, Protein toàn phần…
– Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng: Vitamin D3, Retinol huyết thanh (tiền vitamin A), Ferritin, sắt huyết thanh, kẽm, magie, canxi, vitamin C….
3.3 Tư vấn và lên phác đồ dinh dưỡng
Từ kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ, bác sĩ sẽ thông báo cho phụ huynh tình trạng trẻ gặp phải, sau đó tư vấn hướng điều trị và xây dựng phác đồ dinh dưỡng phù hợp với trẻ. Từ đó con sẽ có chế độ ăn uống khoa học, phát triển lành mạnh và toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
3.4 Tái khám định kỳ
Sau một thời gian phụ huynh chăm sóc trẻ theo phác đồ dinh dưỡng khoa học tại nhà thì sẽ đưa trẻ đến tái khám với bác sĩ để kiểm tra mức độ phù hợp của phác đồ đó với trẻ: Trẻ có cải thiện được thể trạng cơ thể không? Có gặp bất cứ bất thường gì khi áp dụng không? Nếu có bất cứ vấn đề gì, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ lại sao cho phù hợp với nhất với trẻ.
4. Lưu ý khi đưa trẻ đi khám dinh dưỡng
4.1 Nắm rõ các biểu hiện của con
Bước đầu tiên khi khám dinh dưỡng chính là khám lâm sàng. Ở bước này, bác sĩ sẽ hỏi rõ các biểu hiện của trẻ, chính vì vậy phụ huynh cần phải nắm rõ để cung cấp đầy đủ nhất thông tin cho bác sĩ và kết quả thăm khám được chính xác nhất.
4.2 Đưa trẻ tái khám theo đúng lịch
Tuỳ vào thể trạng của mỗi trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ khoa học khác nhau và có lịch tái khám cụ thể. Chính vì vậy, phụ huynh cần theo dõi sát sao để đưa trẻ đi tái khám đúng theo lịch, kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con.
4.3 Lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế khám dinh dưỡng, tuy nhiên phụ huynh cần xem xét kỹ lưỡng để chọn cơ sở khám uy tín. Các yếu tố khi cân nhắc lựa chọn nơi khám dinh dưỡng có thể kể đến như: Hệ thống trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ, những danh hiệu bệnh viện đó nhận được, đánh giá của khách hàng về chất lượng. Nếu chỉ ưu tiên giá cả và chọn những cơ sở kém chất lượng thì rất dễ dẫn đến trường hợp trẻ không được chẩn đoán chính xác tình trạng gặp phải và không được cung cấp phác đồ dinh dưỡng phù hợp.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở uy tín để được giải đáp chi tiết và chính xác nhất.