Quá trình mổ đẻ diễn ra như thế nào?

Tham vấn bác sĩ

Hiện nay, tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam và thế giới đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Ngoài những nguyên nhân khách quan do môi trường, sự tác động của bệnh lý, của thai nhi…thì tỷ lệ các mẹ chủ động chọn mổ cũng tăng. Tuy nhiên theo bác sĩ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ sinh thường là tuyệt nhất nên các mẹ nên hiểu rõ về vấn đề sinh mổ, về quy trình mổ đẻ để có lựa chọn đúng đắn và sáng suốt nhất.

1. Sinh mổ là gì?

Sinh mổ là hình thức phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài qua một đường rạch nhỏ ở bụng của sản phụ thay vì giúp em bé ra ngoài bằng đường âm đạo.

Ca-sinh-mổ-mất-bao-lâu

Sinh mổ là hình thức sinh nở có tỷ lệ đang ngày một gia tăng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới

Sinh mổ thường được chỉ định trong một số trường hợp mẹ và bé có bất thường về sức khỏe. Do đó, trong quá trình thực hiện thăm khám, xét nghiệm hoặc siêu âm, nếu phát hiện bất cứ bất thường nào về sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi, các bác sĩ sẽ cho mẹ chỉ định thực hiện sinh mổ.

2. Mổ đẻ có mấy hình thức?

Sinh mổ chủ động với sự đồng ý của sản phụ và bác sĩ sản khoa

Hình thức mổ đẻ chủ động được thực hiện trước khi người mẹ chuyển dạ và được chọn khi người mẹ có vấn đề về sức khoẻ như bị cao huyết áp hoặc nhau thai bám cổ tử cung (nhau tiền đạo)…Ca mổ này thông thường thực hiện vào kỳ mang thai tuần thứ 39 hoặc trễ hơn. Chỉ trong trường hợp cấp bách do điều kiện sức khỏe thì bạn mới phải thực hiện sớm hơn kế hoạch.

Một ca sinh mổ thường kéo dài trong khoảng 30 phút

Ca mổ thông thường thực hiện vào kỳ mang thai tuần thứ 39 hoặc trễ hơn

Sinh mổ cấp cứu

Sinh mổ khẩn cấp thường xảy ra khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ nhưng có biến chứng bất ngờ như bị suy thai, thai nhi cần phải được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.

3. Một ca mổ đẻ mất bao lâu?

Một ca sinh mổ thông thường sẽ diễn ra theo một quy trình cố định. Khác với sinh thường, thời gian sinh nở phụ thuộc vào những cơn co, độ mở tử cung của mẹ…, khi sinh mổ, nếu không có biến chứng bất thường xảy ra trong quá trình phẫu thuật thì thời gian diễn ra một ca sinh mổ mất khoảng 30 phút.

qua-trinh-mo-de-thuong-dien-ra-nhu-the-nao.2

Quy trình mổ đẻ cần được thực hiện đúng theo yêu cầu của Bộ Y tế

Tuy nhiên, thời gian kể từ khi bác sĩ thực hiện rạch bụng mẹ và đưa em bé ra ngoài chỉ mất từ 5 – 7 phút, khoảng thời gian còn lại là khoảng thời gian chuẩn bị trước và sau khi thực hiện phẫu thuật mổ “bắt con”.

Có thể thấy, thời gian diễn ra một ca sinh mổ khá nhanh chóng. Nếu không nằm trong trường hợp mổ đẻ cấp cứu, sản phụ sẽ được các bác sĩ hướng dẫn chuẩn bị và giải thích về quy trình thực hiện một ca sinh mổ.

4. Quá trình mổ đẻ thường diễn ra như thế nào?

Tất cả các ca sinh mổ được chia thành 2 phần quan trọng: Phần đầu tiên của ca sinh mổ là đưa thai nhi ra khỏi tử cung và phần thứ hai là khâu lại vết mổ (đóng tử cung và ổ bụng).

Trước hết cần phải nắm vững thời gian, chú ý đến tốc độ của dao, không cần thực hiện các thao tác không cần thiết. Các động tác thừa, các va chạm tổn thương đến những cơ quan bệnh cạnh cần tránh hết sức có thể nhằm đảm bảo thời gian mổ không bị kéo dài.

qua-trinh-mo-de-thuong-dien-ra-nhu-the-nao

Phần đầu tiên của ca sinh mổ là đưa thai nhi ra khỏi tử cung và phần thứ hai là khâu lại vết mổ

Trong quá trình khâu lại vết mổ, bác sĩ phải dự đoán được lượng máu chảy ra cũng như biến chứng chảy máu thứ phát sau đó. Điều này rất quan trọng trong quá trình khâu đóng tử cung và ổ bụng. Nếu khâu không khéo, có thể làm toạc tử cung và máu sẽ chảy dữ dội. Bác sĩ sẽ cần kiểm soát tốc độ khâu chặt chẽ, để máu không chảy ra thêm cũng như không có những thao tác thừa là những việc cần lưu ý để rút ngắn tối đa thời gian.

Dưới đây là các bước chi tiết cho một ca sinh mổ:

Bước 1. Gây tê tủy sống

Sản phụ được đưa vào phòng mổ để chuẩn bị thực hiện phẫu thuật. Lúc này các bác sĩ đã thực hiện xong xuôi các quy định về trang phục, sát khuẩn.

Sản phụ được hỗ trợ nằm lên bàn mổ sau đó được điều dưỡng thực hiện sát khuẩn vùng lưng và thực hiện gây tê tủy sống để làm giảm cảm giác đau trong quá trình mổ đẻ.

Bước 2. Đặt ống thông tiểu

Sản phụ sẽ được nối ống dẫn tiểu để làm sạch bàng quang và sát khuẩn, làm sạch vùng kín.

Bước 3. Phẫu thuật lấy thai

Điều dưỡng thực hiện căng tấm màn che trước mặt để sản phụ không chứng kiến quá trình phẫu thuật. Sau một khoảng thời gian gây tê nhất định, bác sĩ sản khoa thực hiện thử phản ứng để đảm bảo đáp ứng của sản phụ với thuốc tê đã thành công. Bác sĩ thực hiện rạch một đường ngang khoảng 10cm ở vùng bụng dưới của sản phụ, qua lớp da, lớp mô và tử cung.

Bước 4. Đưa em bé ra ngoài

Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng lấy em bé ra khỏi buồng tử cung, thực hiện cắt dây rốn chậm cho bé, lau sạch gây. Quá trình đưa thai ra ngoài thường được thực hiện bởi một ê kíp gồm bác sĩ Sản, bác sĩ Nhi và các điều dưỡng viên…

Bước 5. Kiểm tra sức khỏe tổng quát, chăm sóc cho bé sơ sinh – Khâu vết mổ cho mẹ

Sau khi cắt dây rốn, em bé sẽ được đưa ra khu vực chăm sóc sơ sinh ngay trong phòng mổ. Bác sĩ sơ sinh sẽ thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát cho bé, các nữ hộ sinh sẽ lau sạch người cho em bé.

Trong lúc này, các bác sĩ tiếp tục vệ sinh và khâu vết mổ cho mẹ.

Bước 6: Thực hiện phương pháp da kề da

Việc thực hiện khâu thẩm mỹ vết mổ cho mẹ mất khá nhiều thời gian, do đó trong lúc này, các nữ hộ sinh sẽ hỗ trợ giúp bé được da kề da với mẹ. Tùy vào sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ sẽ cho chỉ định thời gian thực hiện da kề da.

qua-trinh-mo-de-thuong-dien-ra-nhu-the-nao.4

Em bé được thực hiện da kề da với mẹ ngay sau khi chào đời

Sau khi thực hiện da kề da, em bé được tiếp tục chăm sóc. Mẹ và bé được đeo vòng định danh (vòng định danh có 2 chiếc, 1 dùng để đeo vào tay mẹ, 1 được đeo vào chân bé, trên 2 vòng định danh có thông tin hoàn toàn giống nhau). Tiếp đó em bé sẽ được đưa về phòng áp da chuyên biệt để thực hiện da kề da với bố.

qua-trinh-mo-de-thuong-dien-ra-nhu-the-nao.6

Em bé được thực hiện áp da với bố trong phòng áp da chuyên biệt

Tại phòng áp da với bố, các nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bố các tư thế thực hiện áp da sao cho đúng và chính xác nhất, đảm bảo an toàn cũng như mang lại lợi ích tối đa cho trẻ.

Bước 7: Hoàn thành chăm sóc em bé – Đưa mẹ và bé về phòng theo dõi hậu phẫu, lưu viện

Sau khi thực hiện da kề da với bố, bé được đưa về phòng chăm sóc sơ sinh để theo dõi sức khỏe và thực hiện tiêm vitamin K và vacxin viêm gan B (có thể thực hiện trong vòng 24h đầu sau sinh).

Sản phụ sau khi được các bác sĩ hoàn thành khâu vết mổ sẽ được chuyển ra phòng hậu phẫu để theo dõi sức khỏe. Khi tình hình sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh ổn định, cả 2 mẹ con sẽ được đưa về lưu viện trong vòng 72h. Nữ hộ sinh của bệnh viện thực hiện trao bé cho mẹ và gia đình theo đúng quy trình.

qua-trinh-mo-de-thuong-dien-ra-nhu-the-nao.7

Cả 2 mẹ con sẽ được đưa về lưu viện trong thời gian là 72h

Bước 8: Xuất viện

Với trường hợp sinh mổ, mẹ sẽ được lưu viện 72 giờ. Sau thời gian này, mẹ và gia đình sẽ được hướng dẫn thực hiện thủ tục xuất viện.

5. Người mẹ cảm thấy gì trong suốt quá trình mổ?

Nếu mẹ được gây mê toàn thân, sẽ không cảm giác gì cho đến khi tỉnh lại sau một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, hầu hết các ca sinh mổ đều thực hiện với biện pháp gây tê tuỷ sống. Mẹ sẽ thấy mất cảm giác ở vùng ngực đến ngón chân, bao gồm vùng bụng và nơi bị rạch.

qua-trinh-mo-de-thuong-dien-ra-nhu-the-nao.5

Mẹ sẽ trải nghiệm cảm giác về áp lực nhưng sẽ không thấy đau.

Trong lúc phẫu thuật, mẹ sẽ trải nghiệm cảm giác về áp lực nhưng sẽ không thấy đau.

Trong quá trình mổ đẻ, bác sĩ sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ cho biết ê kíp đang làm gì. Mẹ bầu có thể đặt những câu hỏi để bác sĩ có thể giải đáp trực tiếp.

6. Sau sinh mổ. mẹ cần lưu ý những điều gì?

So với sinh con tự nhiên, sinh mổ cần thời gian hồi phục lâu hơn cũng như chăm sóc cẩn trọng hơn. Thời gian phục hồi cho một ca sinh mổ thường mất khoảng 6 – 8 tuần. Để cơ thể mẹ nhanh phục hồi, tránh gây tổn thương vết mổ, mẹ sinh mổ cần lưu ý những điều sau đây:

  1. Việc làm quan trọng đầu tiên là phải nghỉ ngơi tốt và duy trì thể chất khỏe mạnh và cung cấp đủ năng lượng.
  2. Sau khi mới thực hiện phẫu thuật, mẹ không nên vận động quá mạnh để tránh ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiên mẹ cũng không nên nằm quá lâu sau đó mới vận động. Mẹ sẽ phải thay đổi tư thế, tập ngồi, tập đứng từ ngày thứ 3 sau mổ.
  3. Sau khi khi sinh mổ, mẹ phải chú ý đến sinh hoạt, ăn uống cũng như những điều cần làm trong thời gian ở cữ. Trong thời gian này, mẹ cố gắng không chạm vào nước lạnh, ăn thức ăn lạnh, không gội đầu. Những việc này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe, sức khỏe có tốt thì quá trình chăm con mới được tốt.
  1. Nếu đã sinh mổ, mẹ phải chú ý đến vết thương của mình, tránh để nhiễm trùng vết mổ, nếu không rất phiền cũng như thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
  2. Nếu đã sinh mổ 1 lần, thì lần sau mẹ lại phải tiếp tục lên bàn mổ lần nữa nếu mẹchọn tiếp tục sinh thêm một thiên thần nhỏ nữa.

Thông thường khi có chỉ định mổ đẻ, các bác sĩ sẽ cho sản phụ biết thời gian cụ thể thực hiện sinh mổ. Đến ngày giờ theo chỉ định của bác sĩ, sản phụ nhập viện, chỉ cần mang theo hồ sơ sinh, giấy tờ tùy thân và thực hiện thủ tục nhập viện, ký các giấy tờ cam kết cần thiết theo hướng dẫn của nhân viên lễ tân.

7. Vì sao nên thực hiện sinh mổ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ uy tín, cung cấp các dịch vụ thăm khám thai sản, thai sản trọn gói được nhiều mẹ bầu tin tưởng và lựa chọn. Quá trình sinh nở khép kín, đảm bảo an toàn tuyệt đối, giúp mẹ “vượt cạn” thành công dễ dàng, “mẹ tròn con vuông.

  • Cơ sở vật chất nhập khẩu, tiên tiến, phòng mổ vô khuẩn 1 chiều hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ gây tê/ gây mê, bác sĩ sản khoa đầu ngành trong nước và Quốc tế
  • Mẹ không cần mang bất cứ vật dụng gì khi đi đẻ
  • Bé được da kề da với mẹ và bố ngay sau sinh
  • Mẹ và bé được hỗ trợ chăm sóc trong suốt quá trình lưu viện
  • Mẹ được chăm sóc vết mổ, bé được chăm sóc rốn và tắm hàng ngày
  • Hỗ trợ áp dụng bảo hiểm bảo lãnh
  • Bé có cơ hội được sàng lọc trước và sau sinh, lưu trữ máu cuống rốn – màng dây rốn
  • Tặng bộ ảnh “vượt cạn” cho mẹ và bé
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - Sẵn sàng đồng hành cùng mọi sản phụ

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – Sẵn sàng đồng hành cùng mọi sản phụ

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital