Phương pháp phòng bệnh thủy đậu cho trẻ

Tham vấn bác sĩ

Phòng bệnh thủy đậu là công tác cần thiết trong các trường học, cụm dân cư, hay bất cứ nơi đâu. Đây là bệnh lý khá phổ biến và có tính lây nhiễm cao. Không chỉ thế, bệnh thủy đậu được cho là có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe toàn thân, thậm chí là tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, cha mẹ cần có những cách phòng bệnh thủy đậu cho con hiệu quả, hợp lý.

1. Thủy đậu – Bệnh lý điển hình thường gặp ở trẻ

1.1. Vì sao trẻ thường dễ mắc bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do một chủng của virus herpes có tên Varicella Zoster virus (VZV) xâm nhập cơ thể, tác động và gây nên. Bệnh dễ dàng lây từ người bệnh sang người lành khi người bệnh nói, hắt hơi, chảy dịch mũi và người lành bệnh tiếp xúc, hít phải.

Giao mùa là thời điểm bệnh thủy đậu hoành hành và tăng nhanh, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ. Nguyên nhân là bởi trẻ nhỏ thường không ý thức vấn đề phòng ngừa bệnh (như vệ sinh chân tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người nghi ngờ nhiễm bệnh,…). Thêm vào đó, sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh chưa được tiêm phòng, nguy cơ bị nhiễm thủy đậu rất lớn. Đây cũng là lý do mà cha mẹ có con nhỏ luôn lo lắng.

Cách phòng bệnh thủy đậu

Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh thủy đậu

1.2. Phát hiện bệnh thủy đậu kịp thời để điều trị nhanh, tránh biến chứng

Là bệnh lý khá quen thuộc với trẻ, nhưng không phải vì thế mà mọi người trong chúng ta đều hiểu, phát hiện bệnh đúng lúc. Cha mẹ cũng cần chú ý nắm rõ những dấu hiệu của thủy đậu để giúp còn điều trị nhanh chóng. Đây cũng là cách để giúp trẻ tránh những biến chứng lâu dài do thủy đậu có thể gây nên.

Trước hết, bệnh thủy đậu dễ phát triển trong thời tiết đông xuân, với thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 3 tuần. Sau thời gian ủ bệnh không có triệu chứng, trẻ bị thủy đậu sẽ bắt đầu vào giai đoạn khởi phát của bệnh với các triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, phát ban,… Nhiều trẻ có thể không có những dấu hiệu bệnh rõ ràng trong thời gian này.

Giai đoạn toàn phát bệnh thủy đậu ở trẻ sẽ có những triệu chứng rõ ràng với tình trạng sốt cao, đau đầu, đau mình, đau cơ, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn,… Khi này, các vết ban đỏ có xuất hiện những mụn nước đường kính dưới 3mm. Các vết ban đỏ lúc này xuất hiện kín thân trẻ, thậm chí là ở niêm mạch miệng, đầu, tai,… gây ngứa rát, khó chịu.

Thông thường, giai đoạn hồi phục của trẻ sẽ sau 7-10 ngày phát bệnh. Khi đó, các mụn nước khô dần, bong vảy,… Khi này, cha mẹ nên tham khảo bác sĩ các thuốc trị sẹo phù hợp cho trẻ.

2. Cẩn trọng trước những biến chứng không ngờ của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu được cho là bệnh lý lành tính. Bệnh thường không để lại các biến chứng quá nặng nề. Một số trường hợp bị thủy đậu có hệ quả là sẹo xấu do tình trạng các vết mụn bị vỡ, viêm loét và để lại.

Trường hợp khác do tình trạng vị trí vết mụn lở loét, vỡ không kiểm soát và không được sát khuẩn kịp thời nên gây viêm tai, viêm thanh quản, viêm bờ mi, mắt kém,… Trong trường hợp năng, biến chứng của thủy đậu để lại có thể là viêm phổi; viêm cầu thận; viêm não gây liệt, hôn mê,…
Bà bầu bị thủy đậu cũng ảnh hưởng đến thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho trẻ, thậm chí là khiến trẻ sinh ra đối mặt với tử vong.

Trước những biến chứng nặng của thủy đậu, cần cẩn trọng với bệnh lý này. Điều cần thiết là nên phát hiện bệnh sớm và điều trị hợp lý theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng như các vấn đề mà bác sĩ ghi chú thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo bệnh thủy đậu sớm được loại bỏ, lại phòng nguy cơ biến chứng của bệnh.

Hướng dẫn phòng bệnh thủy đậu

Bác sĩ cảnh báo bệnh thủy đậu nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Phòng bệnh thủy đậu cho trẻ hiệu quả, đúng cách

Để trẻ an toàn khỏi bệnh thủy đậu, cha mẹ cần nhớ:

– Hạn chế tối đa tiếp xúc của trẻ với người bệnh thủy đậu để phòng ngừa sự lây bệnh. Trong trường hợp trẻ bắt buộc tiếp xúc với người bệnh, trẻ cần đeo khẩu trang và đảm bảo công tác vệ sinh cho trẻ sau khi tiếp xúc.

– Thực hiện cho trẻ vấn đề vệ sinh cá nhân (với trẻ đã lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện. Chú ý vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, nhỏ mắt , mũi bằng nước muối sinh lý, súc họng hằng ngày. Ngoài ra, cần xây thói quen rửa tay sau các tương tác nơi công cộng, rửa tay ngay khi về nhà sau mỗi lần trở về từ bên ngoài.

– Cách ly trẻ nếu không may nhiễm bệnh: Để phòng tránh lây nhiễm bệnh thủy đậu, cần chú ý cách ly bệnh nhân từ lúc phát hiện bệnh cho đến lúc các nốt thủy đậu khô, bong vảy hoàn toàn. Với trẻ em cũng vậy. Cần cách ly trẻ trong khoảng 10 ngày để phòng ngừa lây nhiễm.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ theo quy định độ tuổi. Đây là phương pháp cần thiết để ngừa thủy đậu. Tiêm vắc xin có thể giảm 90% khả năng bị thủy đậu. Do đó, khi trẻ trên 6 tháng tuổi, cần lên kế hoạch để cho trẻ tiêm phòng. Thời gian bắt đầu hiệu lực của vắc xin là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch có thể lên đến 15 năm.

– Do trẻ sơ sinh những năm tháng đầu đời phụ thuộc hoàn toàn vào đề kháng nhận được trong thai kỳ và sữa mẹ, nên mẹ cần chú ý tiêm phòng trước khi mang thai và bổ sung dinh dưỡng hợp lý khi nuôi con để con có hệ đề kháng khỏe mạnh và chống chọi với nguy cơ thủy đậu.

Ba mẹ phòng bệnh thủy đậu cho con

Tiêm phòng cho trẻ là điều cần thiết để phòng tránh bệnh thủy đậu

Như vậy, công tác phòng bệnh thủy đậu cho trẻ cần được cha mẹ chú ý ngay từ trước khi mang thai trẻ, đồng thời thực hiện tiêm phòng cũng như có những biện pháp phòng bệnh bảo vệ trẻ cụ thể. Ngoài ra, thủy đậu có thể gây ra những biến chứng lớn nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cần nhanh chóng phát hiện dấu hiệu thủy đậu ở trẻ và cho trẻ thăm khám, điều trị theo sự hướng dẫn phù hợp từ bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital