U xương là tình trạng các tế bào xương phát triển một cách không kiểm soát và hình thành khối u. Hầu hết trường hợp u xương là lành tính, tuy nhiên bệnh vẫn ảnh hưởng đến xương và có thể làm suy yếu các vùng dễ tổn thương khi có va chạm. Để chẩn đoán u xương, bên cạnh thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh u xương như chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về u xương
1.1. Định nghĩa
U xương là hiện tượng khối u phát triển bên trong xương do các tế bào phát triển mất kiểm soát. Khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính liên quan đến ung thư xương. Ngoài ra u xương cũng có thể là biến chứng của các bệnh lý xương khớp khác.
Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên tiến trình bệnh ở hai nhóm này là khác nhau. Ở trẻ em, phần lớn trường hợp u xương là nguyên phát, khả năng liên quan đến ung thư khá thấp. Trong khi đó người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, hầu hết các khối u xương ung thư là di căn.
1.2. Phân loại
Như đã đề cập ở trên, u xương được chia thành hai nhóm lành tính và ác tính. Cụ thể:
U xương lành tính
– U xương sụn
Đây là loại u xương lành tính phổ biến nhất, chiếm khoảng 40% ca u lành. Tình trạng u xương sụn xảy ra do sự tăng trưởng bất thường của sụn và xương.
– U xơ không cốt hóa
Đây là loại u xương hình thành do sự tổn thương xơ hóa của xương với triệu chứng tiêu vỏ xương có xuất hiện tổn thương. Bệnh nhân u xơ không cốt hóa sẽ có những ổ khuyết khá nhỏ bên trong xương được lấp đầy bằng mô xơ thay vì mô xương thông thường.
– U tế bào khổng lồ
Đây là một dạng u xương lành tính phổ biến còn có tên gọi khác là u đại bào hoặc u hủy cốt bào. Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển thành u tế bào khổng lồ ác tính, do đó bệnh nhân cần lưu ý trong điều trị hơn các loại u xương lành tính khác.
– U sụn
Đây là tình trạng u nang sụn phát triển bên trong tủy xương, chia thành các loại u nguyên bào sụn, u nội sụn và u xơ sụn. U nội sụn thường xảy ra dưới dạng u xương lành tính, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong khi đó u nguyên bào sụn tương đối hiếm gặp.
– Nang xương phình mạch
Đây là sự tổn thương nang ở các vùng hành xương của xương dài, phần lớn bắt gặp ở những đối tượng trên 25 tuổi. Các nang xương bị tổn thương có xu hướng phát triển chậm, đồng thời có thể xảy ra tình trạng phồng xương.
U xương ác tính
– Sarcoma xương
Tình trạng này xảy ra khi các tế bào tạo ra khối u ác tính thay vì xương mới. Bệnh đa phần xảy ra ở xương đầu gối, xương vai hoặc các vùng xương dài.
– Sarcoma Ewing
Đây là dạng u xương ác tính có tính chất gia đình. Tế bào u xương của Sarcoma Ewing xuất phát từ các hốc tủy nơi tủy xương được tạo ra. Bên cạnh đó Sarcoma Ewing cũng có thể phát triển trong các mô mềm như mạch máu, cơ và mỡ.
– Sarcoma sụn
Sarcoma sụn hay còn gọi là ung thư sụn phát triển từ những khối u xương ác tính. Nó được xếp vào loại ung thư nguyên phát, có tính chất phát triển và di căn, thường xảy ra tại xương chậu, hông hoặc vai.
– Ung thư di căn xương
Đây là dạng ung thư thứ phát, có thể là biến chứng từ các loại ung thư như ung thư thận, vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến giáp.
– Đa u tủy
Đây là dạng ung thư của tương bào. Nó phá hủy các xương xung quanh bằng cách xâm lấn, gây ra các tình trạng tổn thương mỡ trong xương, gãy xương, nhiễm trùng hoặc suy thận.
1.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây u xương hiện nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nhà khoa học đã xác định được những yếu tố nguy cơ cao gây bệnh như xạ trị, tác dụng phụ của thuốc chống ung thư, bệnh sử chấn thương xương và di truyền.
Đối với u xương lành tính, phần lớn khối u xuất hiện trong giai đoạn xương phát triển vượt trội nhất. Do đó, độ tuổi có nguy cơ cao mắc u xương lành tính là khoảng 10 – 20 tuổi.
U xương ác tính có thể là ung thư nguyên phát hoặc di căn. Đối với u xương ác tính nguyên phát, nguyên nhân trực tiếp hình thành khối u vẫn chưa được xác định.
1.4. Dấu hiệu
Dù là u xương ác tính hay lành tính, bệnh nhân đều sẽ phải trải qua những cơn đau không rõ nguyên nhân, cường độ tăng dần theo thời gian nếu không tiếp nhận điều trị. Ở giai đoạn đầu, hầu hết các cơn đau xảy ra khi bệnh nhân vận động mạnh, tạo áp lực lên các vị trí xuất hiện u.
Tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng khi bệnh nhân đồng thời phát hiện các dấu hiệu sưng tấy tại vị trí có u và dễ gãy xương hơn bình thường.
2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh u xương
Để chẩn đoán u xương, ngoài việc thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một vài kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể:
2.1. Chẩn đoán hình ảnh u xương: Chụp X-quang, CT và MRI
Chụp X-quang là một trong các phương pháp cận lâm sàng giúp phát hiện sớm bệnh. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quan sát rõ ràng cấu trúc xương cũng như sự phát triển u nếu có. Chính vì vậy ngay khi người bệnh có biểu hiện bệnh, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang như phương pháp đầu tiên để quan sát đoạn xương mất chất khoáng, phản ứng màng xương, tìm kiếm vị trí tổn thương, xác định kích thước và vị trí u,…
Bên cạnh chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hỗ trợ bác sĩ xác định chi tiết các tổn thương tại xương, cho thấy sự xuất hiện của vôi hóa và tình trạng mô mềm xung quanh. Phương pháp này cho phép đánh giá u xương và phân biệt chính xác u xương với các tổn thương khác.
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp hỗ trợ mô tả chính xác hình thái của khối u, xác định khối u có liên tục với vỏ xương không đồng thời phân biệt u xương với các tổn thương khác trên bề mặt xương. Phương pháp này cho phép bác sĩ đánh giá tốt hơn các tổn thương tại xương và mô mềm xung quanh. Ngoài ra MRI cũng được sử dụng để phát hiện biến chứng mạch máu do khối u gây ra.
2.2. Địa chỉ thực hiện chẩn đoán hình ảnh u xương tại Hà Nội
Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám nhưng chưa biết lựa chọn địa chỉ y tế nào thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI chính là một cái tên không thể bỏ qua. Không chỉ là một cơ sở uy tín khi được cấp giấy phép hoạt động, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, tại Thu Cúc TCI quy tụ:
– Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm
– Trang thiết bị y tế hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao, xác định chính xác bệnh và giai đoạn tiến triển để lên phác đồ điều trị thích hợp
– Không gian thăm khám thoải mái, rộng rãi
– Quy trình khám bệnh khoa học, khép kín, an toàn và nhanh gọn
– Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Hi vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về các phương pháp khám u xương cũng như bỏ túi được một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.