Phòng ngừa và điều trị bệnh lý rối loạn tiền đình

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Bệnh lý rối loạn tiền đình gây cản trở và ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Bài viết sẽ cung cấp các kiến thức về phòng ngừa và điều trị bệnh lý rối loạn tiền đình, giúp bạn đọc có cách xử trí hiệu quả, hạn chế các triệu chứng rối loạn tiền đình và xây dựng chế độ dinh dưỡng, các thói quen lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

1. Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh lý rối loạn tiền đình

1.1 Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh

Bệnh lý rối loạn tiền đình có thể điều trị khỏi, tránh tái phát, hạn chế biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh thực hiện đúng, tích cực theo đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc để điều trị, vì có rất nhiều loại thuốc chứa các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gan, thận… Người bệnh tốt nhất nên đi khám tại chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

bệnh lý rối loạn tiền đình nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh

Bị rối loạn tiền đình nên đi khám với chuyên gia Nội thần kinh để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Ngoài việc tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp giúp cải thiện bệnh lý ngay tại nhà như sau.

1.2 Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý rối loạn tiền đình hiệu quả.

Theo các chuyên gia, người bị rối loạn tiền đình cần bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe não bộ.

Các loại thực phẩm giàu axit folic có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ cho người bệnh, có nhiều trong các loại thực phẩm như: nước cam, bánh mì, đậu hũ, đậu phộng…

Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau lá xanh và hoa quả tươi, hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch như bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, chanh, cam, bí ngô, quýt, bưởi… Đây là những loại thực phẩm vừa dễ sử dụng lại giàu chất xơ rất tốt cho người bệnh.

Các loại thực phẩm giàu vitamin đóng vai trò quan trọng cho quá trình truyền dẫn của hệ thống thần kinh và duy trì sức khỏe não bộ, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, người bệnh nên bổ sung các loại vitamin như:

– Vitamin C: Bao gồm chanh, cam, bưởi, dứa, và các loại rau súp lơ, cải xoăn, cà chua và ớt đỏ

– Vitamin B6: Chứa nhiều trong thịt gà, cá, bò, các loại trái cây như đu đủ, táo, chuối, bơ, hạnh nhân hoặc óc chó.

– Vitamin D: Có thể tự tổng hợp bằng cách phơi nắng hoặc thông qua thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc…

Ngoài ra, để đảm bảo việc điều trị hiệu quả, người bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm như:

– Cà phê: Chứa caffeine, là một chất kích thích làm tăng chứng ù tai ở người bệnh

– Rượu, bia có thế làm tăng tình trạng đau đầu

– Thuốc lá: chất nicotine làm giảm lượng máu cung cấp đến não bộ

– Chất béo từ mỡ động vật, kem bơ: Làm tăng cholesterol máu, gây xơ vữa động mạch.

Thực phẩm người bị bệnh lý rối loạn tiền đình nên ăn và không nên ăn

Những thực phẩm người bị rối loạn tiền đình nên ăn và không nên ăn.

1.3 Xây dựng thói quen lành mạnh

Thay đổi lối sống và tạo thói quen lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của bản thân mà còn giúp việc điều trị bệnh lý rối loạn tiền đình hiệu quả.

Theo đó, người bệnh cần duy trì các thói quen sinh hoạt như sau:

– Không thay đổi tư thế đột ngột: Tránh việc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, đặc biệt là khi đang nằm đột ngột đứng dậy sẽ làm người bệnh mất thăng bằng, dễ ngã thậm chí ngất xỉu

– Kê gối vừa phải khi ngủ: không nên kê gối quá cao hay quá thấp mà nên để ở mức độ vừa phải để giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn mạch gây thiếu oxy lên não khiến bạn xây xẩm mặt mày.

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Người bệnh nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, không gắng sức quá nhiều như đi bộ, đạp xe, tập yoga hay dưỡng sinh.

– Sinh hoạt điều độ: Bạn nên ăn uống đủ bữa, không nên bỏ bữa và thức khuya để đảm bảo sức khỏe, tránh gặp tình trạng kiệt sức, cơ thể mệt mỏi, uể oải.

– Tránh ngồi quá lâu: Đa phần dân văn phòng thường ngồi rất lâu tại một vị trí. Tốt nhất, cứ cách 2 tiếng một lần bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thực hiện một vài động tác để giải tỏa căng thẳng.

Người bệnh nên tập luyện thể dục thường xuyên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

tập yoga và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho người mắc bệnh lý rối loạn tiền đình.

Tập yoga và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức rất tốt cho người mắc bệnh rối loạn tiền đình.

2. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh lý rối loạn tiền đình?

Ban đầu người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Dựa trên tình trạng bệnh sử của người bệnh, kết hợp với một số chỉ định khám cận lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá chức năng hệ thống tiền đình như:

– Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG)

– Xét nghiệm xoay vòng

– Đo âm ốc tai (OAE)

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được phát hiện sớm, chẩn đoán đúng bệnh, có biện pháp điều trị hiệu quả, sẽ giúp loại trừ bệnh lý có liên quan, đồng thời ngăn chặn biến chứng hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital