Khái niệm khám sức khỏe định kỳ không phải quá xa lạ đối với mọi người nhưng vẫn có một số người chỉ đi khám khi thấy cơ thể có bệnh hoặc có những dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng lợi ích của khám sức khỏe là một trong những cách để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao nên chủ động khám sức khỏe định kỳ?
1.1. Phát hiện và điều trị bệnh sớm bằng khám sức khỏe
Đa số mọi người thường chủ quan cho rằng nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là đồng nghĩa với việc cơ thể đang khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trên thực thế những bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, đột quỵ, ung thư… đều không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi những triệu chứng của bệnh xuất hiện rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng, khó điều trị dứt điểm.
Việc thăm khám sớm sẽ giúp hạn chế tối đa được những biến chứng nguy hiểm do bệnh mang lại. Từ đó có thể can thiệp điều trị kịp thời, giúp tăng khả năng điều trị bệnh, nâng cao chất lượng sống.
1.2. Sàng lọc bệnh ở những đối tượng nguy cơ cao
Đối với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là những bệnh như: Xơ gan, tiểu đường, cao huyết áp, suy thận, rối loạn nội tiết…nếu được thăm khám sức khỏe định kỳ có thể theo dõi cụ thể tình trạng bệnh.
Đối với phụ nữ sinh nở nhiều, có tiền sử viêm nhiễm âm đạo cần chủ động khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tại vùng âm đạo.
1.3. Điều chỉnh thói quen và chế độ sống lành mạnh
Việc khám sức khỏe không chỉ là hoạt động khám đơn thuần, mà qua đó có thể đánh giá, điều chỉnh lối sống hàng ngày một cách khoa học và phù hợp để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Qua kết quả của hoạt động này, bạn có thể dự đoán sớm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều chỉnh lối sống, môi trường sống phù hợp, cách tập luyện thể thao rèn luyện sức khỏe, chế độ ăn phù hợp… giúp nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
2. Những đối tượng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ
2.1. Dưới 16 tuổi là độ tuổi nên theo dõi và khám sức khỏe định kỳ
Trẻ em là đối tượng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới hệ hô hấp hoặc hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đây là giai đoạn cần cung cấp đầy dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển đồng đều về sức khỏe.
2.2. Từ 18 đến 25 tuổi
Đây là độ tuổi trưởng thành nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn về bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây qua đường tình dục, nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, các bệnh về tim mạch, da liễu…
2.3. Độ tuổi lao động
Việc kiểm tra sức khỏe đối với người ở độ tuổi này có thể đảm bảo sức khỏe của cơ thể để đáp ứng được nhu cầu làm việc. Ngoài ra, đây cũng là độ tuổi có nhiều đối tượng lập gia đình nhất khiến nhu cầu sinh hoạt hàng ngày có nhiều thay đổi. Việc thăm khám có thể giúp mọi người đánh giá được tình trạng sức khỏe của mình để có giải pháp sức khỏe tốt nhất.
2.4. Trung niên và người cao tuổi
Tuổi trung niên là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của nhiều bệnh tuổi tác, đặc biệt là một số bệnh mạn tính như: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp… Ngoài ra, độ tuổi này cũng có thuộc đối tượng nguy cơ cao mắc các bệnh lý ung thư nguy hiểm.
Với đối tượng là người cao tuổi thì sức đề kháng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, kèm theo là sự hoạt động của các bộ phận cũng kém hơn. Vì vậy mà đối tượng này thường dễ gắn liền với bệnh lý ung thư ác tính hoặc những đe dọa khác như tiểu đường, mỡ trong máu, tim mạch, loãng xương…
3. Một số điều cần lưu ý khi kiểm tra sức khỏe
Những lưu ý một số điều để quá trình thăm khám được thuận lợi:
– Nên nhịn ăn và thực hiện thăm khám vào buổi sáng, không sử dụng đồ uống có gas/ đường hoặc các chất gây nghiện để kết quả xét nghiệm máu được chính xác.
– Trước khi siêu âm ổ bụng cần nhịn tiểu để hỗ trợ quá trình siêu âm có thể quan sát rõ hơn toàn bộ thành bàng quang, tử cung và buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt, tinh hoàn (đối với nam).
– Với phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai không nên thực hiện khám phụ khoa. Tránh quan hệ trước khi khám phụ khoa từ 1 – 2 ngày.
– Không ăn uống trước khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa 6 – 8 tiếng.
– Nên vệ sinh cơ thể trước khi thăm khám, đặc biệt là phần tai – mũi – họng và phần phụ khoa (đối với phụ nữ).
– Nên mặc các trang phục thoải mái, rộng rãi để thuận tiện cho việc thăm khám.
– Lựa chọn cơ sở thăm khám có uy tín và chất lượng để thực hiện thăm khám sức khỏe.
Hoạt động kiểm tra này nếu thực hiện đúng sẽ đem lại hiệu quả rất tốt cho sức khỏe của bạn, giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm từ giai đoạn sớm. Vì vậy, cơ sở thăm khám uy tín có thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI được nhiều khách hàng biết tới là cơ sở chăm sóc sức khỏe, khám bệnh chất lượng và độ uy tín cao. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, luôn tận tâm tư vấn sức khỏe cho người bệnh. Đồng thời, TCI có sự đầu tư về trang thiết bị y tế, công nghệ máy móc hiện đại giúp quá trình khám nhanh, kết quả chính xác. Đội ngũ lễ tân, điều dưỡng luôn nhiệt tình hỗ trợ những khó khăn của khách hàng gặp phải trong quá trình thăm khám. Với mong muốn khách hàng được trải nghiệm thăm khám dịch vụ thăm khám chất lượng, Thu Cúc TCI đã xây dựng không gian thăm khám rộng rãi, thoải mái. Đây cũng là một trong những cơ sở y tế có dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đặt trước lịch thăm khám giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chủ động sắp xếp thời gian kiểm tra phù hợp với nhu cầu.
Khám sức khỏe vừa là trách nhiệm của bản thân, vừa là yêu thương, tôn trọng chính cơ thể của mình. Do vậy, chủ động khám sàng lọc sức khỏe rất cần thiết để ngăn ngừa và phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, bảo tồn sức khỏe một cách tốt nhất.