Phòng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em những điều cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ em rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phế quản cấp. Vì vậy, phương pháp phòng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em được nhiều cha mẹ quan tâm tìm hiểu.

Biểu hiện của viêm phế quản cấp

Những thông tin bên dưới sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ về tiến triển bệnh viêm phế quản cấp và công tác phòng ngừa bệnh cho trẻ

Trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ sinh non rất dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp

Trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ sinh non rất dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em lúc khởi phát thường có dấu hiệu như các bệnh cảm cúm thông thường nên rất khó nhận biết, triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ được chia làm 2 giai đoạn : khởi phát và toàn phát

Giai đoạn khởi phát: Hầu hết các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này thường giống các bệnh đường hô hấp khác, trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, ngạt mũi và quấy khóc, kèm theo một số rối loạn tiêu hóa như chán ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy…

Giai đoạn toàn phát: Ở giai đoạn khởi phát, nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ diễn biến đến giai đoạn toàn phát, các dấu hiệu trong giai đoạn này là: Trẻ sốt rất cao, thuốc hạ sốt có thể không thể đáp ứng, trẻ bị co giật, thậm chí hôn mê nếu không hạ sốt kịp thời.

Trẻ có dấu hiệu ngẹt mũi và khó thở

Trẻ có dấu hiệu ngẹt mũi và khó thở

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong ở trẻ, vì vậy nên chăm sóc và dự phòng bệnh cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu để tránh khi các dấu hiệu bệnh toàn phát, trẻ bị nặng hơn sẽ khó chữa, thậm chí sẽ dẫn tới tử vong.

Phòng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em cần lưu ý:

Phòng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em cần bắt đầu từ khi có thai, các bà mẹ cần tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và khám thai định kỳ, để tránh trường hợp sinh non, trẻ bị nhẹ cân, vì đây là những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phế quản phổi.

Cho trẻ đi khám chuyên khoa kịp thời để được chăm sóc chuyên nghiệp

Cho trẻ đi khám chuyên khoa kịp thời để được chăm sóc chuyên nghiệp

Chú ý, đảm bảo rằng môi trường ở cho trẻ phải sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, nếu trẻ không tự bú thì cần vắt sữa ra bình, hoặc cốc, có thể bổ sung sữa ngoài cho trẻ ăn nếu mẹ không có sữa.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ, lượng nước cho trẻ mỗi ngày cần căn cứ vào số tuổi cũng như cân nặng của trẻ.

Thực hiện tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ theo đúng quy định.

Cần phải kịp thời cách ly trẻ khỏi môi trường mầm bệnhm hoặc trẻ có bệnh lây cho trẻ khác.

Ngoài ra, để phòng tránh bệnh tái phát, cần giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh cơ thể trẻ, môi trường ở của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, vào những ngày thời tiết chuyển mùa hoặc lạnh đột ngột, cần chú ý giữ ấm cho trẻ, không  để trẻ bị cảm lạnh, bị ngấm ngược mồ hôi,…điều trị triệt để khi trẻ bị viêm họng, viêm amidan.

Phòng bệnh viêm phế quản cấp cho trẻ cần được cách ly hoàn toàn với khói thuốc lá, cũng nên hạn chế ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital