Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ: Điều trị và phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm đường hô hấp là nhóm nhiều bệnh lý có thể tự khỏi. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, ví dụ như trẻ nhỏ, khả năng bệnh tự khỏi là rất thấp. Không được chủ động điều trị, bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, nguy hiểm nhất là tử vong.

1. Khái niệm

Đường hô hấp bao gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Trong đó, đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu họng, xoang, thanh quản và đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, phế quản, phổi. Theo chuyên gia, trẻ được chẩn đoán là bị viêm đường hô hấp khi một trong những bộ phận cấu thành đường hô hấp của trẻ viêm nhiễm. Với mỗi vị trí viêm nhiễm, chúng ta có một hình thái riêng biệt của viêm đường hô hấp. Cụ thể:

Viêm đường hô hấp trên: Viêm mũi, viêm họng, viêm xoang và viêm thanh quản

– Viêm đường hô hấp dưới: Viêm khí quản, viêm phế quản và viêm phổi

Các báo cáo y tế tại Việt Nam cho biết, trung bình mỗi năm, tần suất bị viêm đường hô hấp của trẻ có hệ miễn dịch bình thường là khoảng 5 – 7 lần. Nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm, tần suất này có thể sẽ cao hơn và ngược lại.

2. Nguyên nhân

Viêm đường hô hấp chủ yếu phát sinh do virus và vi khuẩn, với virus là nguyên nhân phổ biến hơn. Cụ thể, một số virus có thể gây viêm đường hô hấp ở trẻ là: Virus hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus, Rhinovirus, phế cầu,…

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ có thể phát sinh do virus hợp bào hô hấp (RSV)

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân gây viêm đường hô hấp phổ biến

Viêm đường hô hấp có thể lây lan từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, thông qua dịch tiết đường hô hấp (dịch tiết mũi họng). Việc lây lan này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo đó, chúng ta có một số cách thức phát tán viêm đường hô hấp cụ thể là:

– Trực tiếp: Trẻ không bệnh vô tình hít/nuốt phải dịch tiết mũi họng trẻ bệnh ho/hắt hơi ra không khí. Trẻ không bệnh vô tình hít/nuốt phải dịch tiết mũi họng khi ôm/hôn,… trẻ bệnh. Trẻ không bệnh vô tình hít/nuốt phải dịch tiết mũi họng khi dùng chung đồ đạc ăn uống với trẻ bệnh.

– Gián tiếp: Trẻ không bệnh vô tình sờ/chạm tay lên mắt/mũi/miệng sau khi cầm/nắm đồ đạc dính dịch tiết mũi họng trẻ bệnh.

3. Dấu hiệu nhận biết

Về cơ bản, với các dấu hiệu phổ biến như sau, viêm đường hô hấp là một bệnh lý không khó để nhận biết:

– Sốt: Sốt do viêm đường hô hấp thường là sốt cao, trên 39 độ C và thành cơn.

– Chảy mũi: Trẻ chảy mũi nhiều, dịch mũi trong, loãng và không hôi. Dịch mũi, chứa nhiều virus, vi khuẩn, là thủ phạm phát tán viêm đường hô hấp, từ bộ phận này sang bộ phận khác và từ đường hô hấp trên sang đường hô hấp dưới.

– Ho: Ho do viêm đường hô hấp trên có nhiều loại: Ho thành cơn, ho khan, ho có đờm…Ho là biểu hiện đầu tiên cũng là biểu hiện cuối cùng báo hiệu sự kết thúc viêm đường hô hấp. Thông thường, ho là biểu hiện có lợi nhưng nếu không kiểm soát tốt, ho có thể làm trẻ nôn trớ, mất ngủ, mệt mỏi,…

– Khó thở, thở rít, thở khò khè: Không phải triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp trẻ viêm đường hô hấp có triệu chứng khó thở. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm.

Sốt là biểu hiện phổ biến của viêm đường hô hấp

Trẻ bị viêm đường hô hấp thường sốt cao, theo cơn

4. Biến chứng

Viêm đường hô hấp, bản chất là các bệnh lý lành tính. Mặc dù vậy, viêm đường hô hấp biến chứng là hệ lụy không thể tránh khỏi nếu bố mẹ không chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp cẩn thận. Theo đó, một số biến chứng viêm đường hô hấp phổ biến và nguy hiểm nhất đã được ghi nhận, chúng ta có thể kể đến là: Suy hô hấp (xảy ra khi nồng độ CO2 trong máu cao quá mức cho phép do phổi không còn hoạt động bình thường), ngưng hô hấp (xảy ra khi phổi ngưng hoạt động), suy tim sung huyết,…

5. Chẩn đoán và điều trị

5.1. Chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Để chẩn đoán viêm đường hô hấp, đầu tiên, trẻ sẽ được chuyên gia thăm khám lâm sàng. Tức, chuyên gia sử dụng ống nghe để tìm kiếm những âm thanh bất thường trong phổi khi trẻ thở. Ngoài ra, chuyên gia sẽ quan sát mũi, họng,… trẻ. Thông qua việc quan sát này, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ xét nghiệm dịch mũi họng (xác định sự tồn tại của các tác nhân gây bệnh), chụp X-quang ngực hoặc CT-scan (xác định tình trạng phổi).

5.2. Điều trị bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Sau thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân – tình trạng viêm đường hô hấp, trẻ sẽ được chỉ định điều trị theo 1 trong 2 kịch bản sau:

– Nếu viêm đường hô hấp do virus: Chủ yếu là điều trị hỗ trợ hay điều trị nguyên nhân. Trong trường hợp này, chuyên gia có thể chỉ định trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản,…

– Nếu viêm đường hô hấp do vi khuẩn: Chuyên gia sẽ chỉ định trẻ sử dụng thuốc kháng sinh.

Thăm khám với chuyên gia để được điều trị viêm đường hô hấp hiệu quả

Trẻ viêm đường hô hấp nên được thăm khám và điều trị với chuyên gia

6. Dự phòng

Để dự phòng viêm đường hô hấp, bố mẹ cần ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo sau: Dự phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều Vitamin như rau xanh, trái cây,…, để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%. Giữ ấm cổ cho trẻ. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh và người đã tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa bệnh. Giữ gìn sạch sẽ không gian sống và đồ đạc sinh hoạt của trẻ và gia đình.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ với bố mẹ toàn bộ thông tin cơ bản về viêm đường hô hấp ở trẻ. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết và nhanh chóng, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital