Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi là phương pháp điều trị được áp dụng để chỉnh sửa lại vách ngăn, giúp cải thiện luồng không khí lưu thông trong mũi. Theo thống kê, có đến 70 – 80% dân số bị vẹo vách ngăn mũi theo nhiều dạng như: vẹo một bên, vẹo phức tạp hình chữ S, mào vách ngăn, gai vách ngăn…

Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi là gì?

Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi là phương pháp điều trị được áp dụng để chỉnh sửa lại vách ngăn, giúp cải thiện luồng không khí lưu thông trong mũi.

Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi là phương pháp điều trị được áp dụng để chỉnh sửa lại vách ngăn, giúp cải thiện luồng không khí lưu thông trong mũi.

Vách ngăn mũi là bộ phận nằm giữa, chia đôi thành 2 phần (phần phía trước là sụn, phần phía sau là xương). Vẹo vách ngăn mũi chính là tình trạng vách ngăn bị vẹo một bên hay phức tạp. Một số người bị vẹo vách ngăn mũi bẩm sinh nhưng cũng có trường hợp do chấn thương mũi. Vẹo vách ngăn mũi có thể gây khó thở, nghẹt mũi, nhức đầu, chảy máu cam, đau đớn ở mặt. Phẫu thuật là cách duy nhất để sửa chữa vách ngăn bị lệch. Cụ thể phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi giúp kéo thẳng vách ngăn, cho phép luồng không khí lưu thông trong mũi tốt hơn.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định trước khi phẫu thuật. Các loại thuốc này bao gồm aspirin, ibuprofen và các chất làm loãng máu khác. Mục đích là để giảm nguy cơ chảy máu quá nhiều trong và sau khi phẫu thuật. Người bệnh cũng cần phải thông báo cho bác sĩ biết nếu bị dị ứng với thuốc hoặc bị rối loạn đông máu.
Trong một số trường hợp, người bệnh được gây tê tại chỗ. Tuy nhiên phần lớn các ca phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi đều được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Vì thế bệnh nhân cần nhịn ăn, uống trước phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn tình trạng nôn mửa và nghẹt thở do ảnh hưởng của thuốc gây mê.
Ngoài ra gây mê có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ sau khi đã hoàn thành xong phẫu thuật. Do đó tuyệt đối không nên tự lái xe mà nên tìm kiếm sự trợ giúp của người nhà hoặc bạn bè.

Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi diễn ra như thế nào?

Nhìn chung phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi diễn ra trong khoảng 30 - 90 phút, tùy thuộc vào độ phức tạp của tình trạng này.

Nhìn chung phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi diễn ra trong khoảng 30 – 90 phút, tùy thuộc vào độ phức tạp của tình trạng này.

Nhìn chung phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi diễn ra trong khoảng 30 – 90 phút, tùy thuộc vào độ phức tạp của tình trạng này. Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Căn cứ vào tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Trong một ca phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi điển hình, bác sĩ sẽ tạo một vết mổ ở một bên mũi để tiếp cận với vách ngăn. Sau đó nâng lớp màng nhầy bảo vệ bên ngoài vách ngăn lên. Tiếp đến di chuyển vách ngăn bị lệch vào đúng vị trí. Khi phẫu thuật bác sĩ có thể cắt gọt một phần hoặc nhiều phần ở vách ngăn mũi (chẳng hạn như phần xương hoặc sụn thừa). Bước cuối cùng là cố định lại vị trí của màng nhầy.

Rủi ro khi thực hiện phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi

Rủi ro liên quan tới phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi rất hiếm khi xảy ra:

  • Chảy máu
  • Để lại sẹo
  • Thủng vách ngăn
  • Hình dáng mũi thay đổi
  • Suy giảm thính giác
  • Màu sắc mũi thay đổi

Chảy máu quá nhiều và nhiễm trùng là rủi ro có thể gặp ở bất cứ phẫu thuật nào. Giữ cho mũi luôn sạch sẽ và rửa tay thường xuyên sẽ làm giảm những rủi ro này.

Chăm sóc sau phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi

Nâng cao đầu khi ngủ vào ban đêm để bớt sưng sau phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi.

Nâng cao đầu khi ngủ vào ban đêm để bớt sưng sau phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi.

Sau khi phẫu thuật xong, thuốc gây mê hết tác dụng, mũi sẽ hơi sưng và đau nhẹ. Bệnh nhân sẽ được nhét bông vào mũi để cầm máu. Bông cầm máu có thể được gỡ bỏ một hoặc hai ngày sau phẫu thuật. Bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc giảm đau khi cần thiết đồng thời yêu cầu tránh sử dụng aspirin, ibuprofen và các loại thuốc có thể làm loãng máu. Điều này được thực hiện để làm giảm rủi ro chảy máu sau mổ.
Bệnh nhân nên hạn chế hoạt động thể chất ít nhất là vài tuần sau khi điều chỉnh vách ngăn mũi để giảm sưng và thúc đẩy hồi phục. Tránh các hoạt động thể dục thể thao đòi hỏi nhiều sức lực như chạy, nâng tạ… Những hoạt động này có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng.

Một số bí quyết giúp phục hồi nhanh hơn là:

  • Nâng cao đầu khi ngủ vào ban đêm để bớt sưng
  • Không thở bằng mũi ít nhất là 3 ngày sau phẫu thuật

Vết mổ ở mũi sẽ lành lại nhanh chóng và hô hấp của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể sau phẫu thuật. Tuy nhiên quá trình hồi phục tổng thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Sụn và các mô mũi khác có thể mất 1 năm để tái tạo lại hình dạng mới.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital