Phẫu thuật ghép nướu và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Phẫu thuật ghép nướu (lợi) là kỹ thuật để tạo hình nướu răng dùng để điều trị khuyết điểm và tổn thương do tụt nướu gây ra. Khi bị tụt nướu răng, nướu sẽ bị teo lại, làm lộ chân răng bên dưới. Nếu không can thiệp các biện pháp điều trị kịp thời, thức ăn sẽ tích tụ trên ngà răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm của răng miệng điển hình như viêm nha chu thậm chí mất răng.

1. Thông tin chung về phẫu thuật ghép nướu

1.1 Phẫu thuật ghép nướu dành cho ai?

Phẫu thuật ghép nướu (hay còn gọi là phẫu thuật ghép lợi) được coi là giải pháp tối ưu để trị tụt lợi, ngăn chặn tiêu xương hàm xảy ra và làm ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt. Bằng cách tái tạo lại phần nướu, người bệnh sẽ che lấp được khuyết điểm răng, phục hồi chức năng nhai của hàm, ngăn ngừa mất răng đồng thời tạo nền tảng để trồng răng Implant.

Ghép nướu răng thường được chỉ định cho các trường hợp

– Người bị tụt lợi do viêm nha chu, người bị sâu và mòn cổ răng.

– Lợi bị viêm nghiêm trọng.

– Cười hở lợi do nướu bị phì đại, gây mất thẩm mỹ.

– Bệnh nhân cần trồng răng Implant nhưng vùng mô nướu quá mỏng, không đủ diện tích để đặt trụ Implant.

Phẫu thuật ghép nướu được coi là giải pháp tối ưu để trị tụt lợi, ngăn chặn tiêu xương hàm xảy ra và làm ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.

Phẫu thuật ghép nướu được coi là giải pháp tối ưu để trị tụt lợi, ngăn chặn tiêu xương hàm xảy ra và làm ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.

1.2 Các phương pháp thực hiện phẫu thuật ghép nướu

Hiện nay có 3 loại ghép nướu phổ biến như sau:

– Ghép mô liên kết: đây là phương pháp điều trị phổ biến cho trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng chân răng. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt vạt da ở vùng vòm miệng và mô dưới nắp, đây được gọi là mô liên kết dưới biểu mô, sẽ được lấy ra và khâu vào mô nướu xung quanh gốc tiếp xúc. Sau khi mô liên kết được lấy ra từ dưới nắp vòm miệng, vạt được khâu xuống.

– Ghép lợi tự do tự thân: phương pháp này khá giống với phương pháp ghép mô liên kết, áp dụng cho những người có nướu mỏng đang cần thêm mô để mở rộng diện tích nướu. Một lượng nhỏ mô sẽ được lấy trực tiếp từ khu vực vòm miệng, sau đó gắn vào vùng nướu đang được điều trị vì phương pháp này sẽ tạo vạt và loại bỏ mô ở dưới lớp thịt trên cùng.

– Ghép cuống: đây là phương pháp được chỉ định bởi bác sĩ dành cho những người có nhiều mô nướu gần răng. Bác sĩ điều trị sẽ sử dụng vùng nướu xung quanh hoặc gần với răng cần sửa chữa. Thực hiện phương pháp này thì vạt chỉ bị cắt đi một phần. Nướu sau phẫu thuật sẽ được kéo xuống để che chân răng bị lộ và khâu vào đúng vị trí.

Người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn để lựa chọn phương pháp ghép lợi phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

1.3 Những biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật

Phẫu thuật ghép lợi là kỹ thuật nha khoa khá mới, và thường được chỉ định cụ thể cho từng tình trạng răng miệng tiêu biểu là trị tụt nướu. Kỹ thuật ghép nướu mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh tuy nhiên vẫn có những hệ lụy cần chú ý khi thực hiện. Những hệ lụy cụ thể là:

– Xuất huyết khu vực phẫu thuật thường xảy ra do bác sĩ chưa có kinh nghiệm, chuyên môn kém.

– Bị nhiễm trùng vùng phẫu thuật do điều kiện vô trùng kém cộng với khoang miệng là môi trường vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển.

Viêm nướu ở khu vực xung quanh nếu người bệnh không thực hiện đúng cách chăm sóc và vệ sinh kém, không tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

– Tổn thương đến các khu vực lân cận: ê buốt, đau nhức vùng khoang miệng, ăn uống và nói chuyện khó khăn.

Do đó, nếu thực hiện kỹ thuật ghép nướu, người bệnh nên điều trị tại nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống thiết bị tân tiến để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời tránh những nguy cơ không mong muốn do ghép nướu gây ra.

Nên hiện phẫu thuật tại cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống thiết bị tân tiến để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh những nguy cơ không mong muốn.

Nên hiện phẫu thuật tại cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống thiết bị tân tiến để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh những nguy cơ không mong muốn.

2. Quy trình ghép lợi diễn ra như thế nào?

Phẫu thuật ghép lợi là tiểu phẫu nhỏ và đơn giản, thực hiện nhanh nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Thông thường quy trình ghép lợi được diễn ra như sau:

– Bước 1: Bệnh nhân được thăm khám và chụp X-quang khoang miệng để bác sĩ chẩn đoán mức độ nướu và đưa ra kế hoạch ghép nướu chính xác nhất.

– Bước 2:  Tiến hành vệ sinh răng miệng (bác sĩ có thể lấy cao răng nếu cần). Việc này sẽ loại bỏ vi khuẩn hiệu quả giúp tránh nhiễm trùng và đảm bảo kết quả điều trị.

– Bước 3: Bệnh nhân được gây tê và tiến hành ghép nướu. Bước này sẽ được tiến hành tại phòng phẫu thuật đạt chuẩn khép kín cùng với bộ dụng cụ nha khoa được vô trùng nhằm tránh lây nhiễm chéo xảy ra.

– Bước 4:  Sau khi ghép nướu xong, bác sĩ sẽ kiểm tra kết quả sau đồng thời tư vấn cách chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám, cắt chỉ khoảng 7-10 ngày sau.

Trung bình, mỗi ca ghép nướu diễn ra trong khoảng từ 60-70 phút tùy vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Đa số trường hợp đều được và về nhà sau khi phẫu thuật. Khoảng 4 tuần, nướu ghép sẽ liên kết với các mô xung quanh và giống với nướu bình thường.

Trung bình, mỗi ca ghép nướu diễn ra trong khoảng từ 60-70 phút tùy vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân.

Trung bình, mỗi ca ghép nướu diễn ra trong khoảng từ 60-70 phút tùy vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân.

3. Một số điều cần chú ý sau khi phẫu thuật ghép lợi

Bệnh nhân có thể về nhà sau khi ghép nướu. Các nha sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc hậu phẫu, đặc biệt là chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và sử dụng thuốc. Có một số lưu ý sau phẫu thuật mà bệnh nhân cần thực hiện đúng là:

– Không dùng chỉ nha khoa hoặc vệ sinh đường viền nướu cho đến khi khu vực này lành lại. – Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định nước súc miệng chuyên biệt để giúp loại bỏ các mảng bám trong quá trình vết thương lành.

– Một số trường hợp sẽ được dùng thuốc kháng sinh để giảm đau và nguy cơ nhiễm trùng.

– Trong một đến hai tuần sau khi ghép nướu thành công, bệnh nhân chỉ được ăn những thức ăn mềm, nguội, như trứng, mì ống, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…

– Mặc dù để vết thương hoàn toàn lành bệnh có thể mất 10-14 ngày nhưng bệnh nhân sẽ có thể trở lại cuộc sống bình thường vào ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên cần hạn chế những vận động mạnh ở hàm, miệng như nhai đá, cắn đồ vật cứng…

Sau khi ghép nướu thành công, bệnh nhân chỉ nên ăn những thức ăn mềm, nguội.

Sau khi ghép nướu thành công, bệnh nhân chỉ nên ăn những thức ăn mềm, nguội.

Trên đây là những thông tin cần biết dành cho những người đang có ý định thực hiện phẫu thuật ghép nướu. Đây không phải là kỹ thuật quá phức tạp nhưng vẫn có thể xảy ra những hệ lụy không mong muốn nên cần phải thực hiện ở nha khoa uy tín để đảm bảo kết quả điều trị được thành công.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital