Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa có thể gây tử vong thai phụ và thai nhi. Phẫu thuật bảo tồn tử cung do vỡ tử cung là rất cần thiết.
Menu xem nhanh:
Các mức độ vỡ tử cung
– Vỡ tử cung hoàn toàn
Lúc này toàn bộ tử cung đều bị xé từ niêm mạc, cơ, phúc mạc. Thông thường, vị trí rách ở bên trái và mặt trước đoạn dưới tử cung, có thể từ thân tử cung đến cổ tử cung, có khi tổn thương từ cổ tử cung dọc đoạn dưới. Trường hợp rách bên phải, mặt sau hiếm hơn, bờ rách thường nham nhở, mạch máu bị xé, máu chảy nhiều, dây chằng rộng, tụ huyết, máu có thể chảy máu nhiều ở âm đạo.
– Vỡ tử cung không hoàn toàn
Lúc này chỉ có lớp niêm mạc và lớp cơ vị xé rách, phúc mạc đoạn dưới vẫn còn nguyên vẹn. Máu tràn vào dây chằng rộng gây huyết tụ dây chằng, huyệt tụ tiểu khung.
– Vỡ tử cung ở sản phụ có sẹo mổ cũ
Nguyên nhân thường do sẹo tại tử cung bị toác ra, hoặc nứt một phần.
– Vỡ tử cung phức tạp
Ngoài vỡ tử cung hoàn toàn, tổn thương có thể kéo dài xuống âm đạo xé rách cùng đồ, bàng quang tạo vết vỡ phức tạp.
Triệu chứng vỡ tử cung
Trừ trường hợp vỡ tử cung ở người có sẹo mổ cũ thường đột ngột, vỡ tử cung thường có dấu hiệu, cần nhận biết, phát hiện và xử trí kịp thời, hạn chế vỡ tử cung.
– Triệu chứng cơ năng: Thai phụ đột nhiên bị đau, đau nhiều ở chỗ vỡ và sau đó dịu bớt. Ra máu âm đạo.
– Triệu chứng thực thể: Sản phụ mất máu nhiều da nhợt nhạt, niêm mạc mắt trắng bệch, thở nông, vã mồ hôi, lạnh chân tay, huyết áp tụt. Sờ nắn nếu thai có trong buồng tử cung, tử cung vẫn hình thế cũ nhưng sờ vào chỗ vỡ, thai phụ sẽ đau chói, bụng có phản ứng. Nghe có dấu hiệu suy thai trường hợp nứt một đoạn sẹo mổ ngay đoạn dưới. Thăm âm đạo thấy máu đỏ ra theo tay, ngôi thai cao, đẩy lên dễ dàng nếu thai trong ổ bụng .
Phẫu thuật bảo tồn tử cung do vỡ tử cung
Tất cả các loại vỡ tử cung đều phải thực hiện mổ cấp cứu, vừa hồi sức vừa mổ.
– Hồi sức chống choáng bằng cách bồi lại lượng máu đã mất, truyền dịch, trợ tim trước, trong và sau mổ.
– Khi phẫu thuật: Quyết định cắt tử cung hay khâu lại tử cung tùy tình trạng toàn thân thai phụ, thời gian vỡ tử cung, tình trạng nhiễm khuẩn, vỡ đơn thuần hay phức tạp…
+ Khâu lại tử cung: Chỉ khâu lại khi thai phụ còn trẻ, có nguyện vọng sinh đẻ nữa, vết rách không bị nhiễm khuẩn, không nham nhở. Với thai phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung, muốn khâu cần cắt xén sẹo cũ mới khâu lại.
+ Cắt tử cung: Khi thai phụ nhiều tuổi, đã sinh đủ số con, vết rách nham nhở, nhiễm khuẩn hoặc là vỡ phức tạp cần thắt tử cung bán phần, khâu phục hồi bàng quang, đặt sonde dẫn lưu nước tiểu. Nếu có viêm phúc mạc cần rửa sạch ổ bụng, dẫn lưu ổ bụng.
Trường hợp vết rách nham nhở, cần kiểm tra hai niệu quản đề phòng việc khâu hoặc cắt phải niệu quản.
Sau mổ dùng kháng sinh liều cao, chăm sóc hậu phẫu tốt, đảm bảo dinh dưỡng các bữa ăn.