Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Điều đáng chú ý là căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Tuy nhiên căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được tầm soát phát hiện sớm. Việc tầm soát ung thư vòm họng thường bao gồm nhiều phương pháp, một trong số đó chính là nội soi tai mũi họng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Nội soi tai mũi họng là gì? Khi nào nên thực hiện nội soi?
1.1. Nội soi tai mũi họng là gì?
Nội soi vùng tai mũi họng là kỹ thuật thăm khám y khoa tiên tiến giúp chẩn đoán và phát hiện các triệu chứng bất thường tại tai mũi họng. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi chuyên dụng có gắn đèn và camera siêu nhỏ giúp đi sâu vào các ngóc ngách. Khi hình ảnh bên trong của các bộ phận này được phóng to và hiển thị trên màn hình tivi, các bác sĩ có thể nhận biết được vị trí và mức độ tổn thương tại vùng tai mũi họng. Từ đó có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.
1.2. Nên thực hiện nội soi tai mũi họng khi nào?
Kỹ thuật này sẽ được chỉ định thực hiện thăm khám khi bệnh nhân có những triệu chứng bất thường sau:
– Các triệu chứng ở mũi:
Có cảm giác bị đau ở khu vực xung quanh tai và bên trong tai.
Tai chảy mủ, ngứa tai.
Thường có cảm giác ù tai, bị suy giảm thính lực, điếc đột ngột.
– Các triệu chứng ở mũi:
Chảy máu mũi, dịch mũi có màu xanh hoặc rò rỉ dịch ở mũi.
Mắc dị tật ở mũi, mất khả năng ngửi.
Bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm xoang, nội soi để tìm ra nguyên nhân chính xác (vẹo vách ngăn, polyp mũi…).
– Các triệu chứng ở họng:
Đau họng, ngứa họng lâu ngày có thể kèm theo mủ
Ho ra máu, ho liên tục nhiều ngày không khỏi dù đã điều trị
Miệng có mùi hôi bất thường
Khàn tiếng kéo dài
Bị nổi hạch cổ ở góc hàm, hạch nhỏ, không đau
2. Phương pháp này có giúp phát hiện sớm ung thư không?
Nội soi cho vùng tai mũi họng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thăm khám và chữa bệnh ở tai mũi họng. Đây là những cơ quan cơ quan có cấu trúc vô cùng đặc biệt, gồm nhiều hốc nhỏ nằm sâu và kín đáo ở vùng đầu, dẫn tới khó có thể quan sát bằng mắt thường để chẩn đoán được chính xác các tổn thương. Do vậy, nội soi vùng tai mũi họng giúp các bác sĩ có đầy đủ hình ảnh để phân tích, đánh giá tình trạng bệnh được chẩn xác nhất và có phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp xác định một số bệnh lý khác như:
– Các bệnh lý về tai: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, khối u trong tai, ù tai, điếc…
– Bệnh lý về mũi: Viêm mũi xoang cấp hoặc mạn tính, vẹo vách ngăn…
– Bệnh lý về họng: Viêm dây thanh quản, viêm vòm họng…
– Phát hiện các dị vật trong lỗ tai, họng hoặc vùng mũi.
– Phát hiện các bệnh lý nghi ngờ ung thư vùng hầu – họng như ung thư vòm họng, ung thư dây thanh quản, bướu máu thanh quản…
3. Quy trình nội soi cho vùng tai mũi họng
Sau khi thực hiện xong các bước thăm khám tổng quát với dụng cụ thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi chi tiết từng bộ phận cho người bệnh.
3.1. Nội soi tai
Với phương pháp này, người bệnh cần phải ngồi thẳng lưng, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào tai qua tư thế thẳng đứng dọc theo trục ống tai nằm ngoài nhằm quan sát ống tai ngoài, màng nhĩ.
3.2. Nội soi mũi
– Người bệnh được hướng dẫn ngả đầu ra sau một góc 15 độ.
– Bác sĩ sẽ đặt một đoạn que gòn đã tẩm thuốc co mạch và thuốc tê vào mũi người bệnh trong khoảng 5 phút. Thuốc co mạch giúp các cuốn mũi co lại, hốc mũi rộng hơn để ống soi có thể đưa vào dễ dàng và làm giảm giác khó chịu khi soi.
– Bác sĩ sẽ đưa ống soi vào hốc mũi người bệnh, lên phía vị trí sau khe mũi. Hình ảnh sẽ được hiển thị trực tiếp lên màn hình và ghi lại tổn thương (nếu có).
3.3. Nội soi họng
– Người bệnh thực hiện phương pháp này phải ngồi ở tư thế thẳng lưng, hai chân buông thẳng và thả lỏng cơ thể.
– Bác sĩ đưa ống nội soi vào họng, phía trên bề mặt lưỡi theo hướng từ ngoài vào trong để quan sát bề mặt lưỡi, lưỡi gà, eo họng, đáy lưỡi thanh nhiệt, hai bên xoang lê, thanh môn, dây thanh.
4. Những lưu ý trước khi thực hiện nội soi
Hiện phương pháp nội soi vùng tai mũi họng bằng ống mềm không gây ra bất cứ khó chịu hay cảm giác đau gì cho người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hy hữu, người bệnh có thể sẽ có cảm giác hơi khó chịu do cấu tạo hốc mũi hẹp, vách ngăn veo gây chèn ép khe mũi, họng có nhiều phản xạ tự nhiên…
Quá trình thực hiện nội soi diễn ra rất nhanh chóng khoảng 5 -10 phút nên hiếm khi xảy ra biến chứng. Nhưng để phòng ngừa rủi ro không mong muốn, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
– Tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ.
– Giữ tinh thần tập trung cao độ, ngồi yên, không cử động, không cúi người hoặc xoay chuyển người một cách đột ngột.
– Với trẻ nhỏ: Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ để trẻ hợp tác trong suốt quá trình nội soi và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để quá trình được an toàn nhất.
– Với trẻ sơ sinh: Thủ thuật này cần được hạn chế tuyệt đối, chỉ thực hiện đối với các trường hợp thực sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.
– Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như ù tai, chảy mủ, ngạt mũi… người bệnh nên thực hiện nội soi cho vùng tai mũi họng kết hợp với khám sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, hạn chế tối đa việc gây ra các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
– Nên thực hiện khám tại các cơ sở uy tín, chất lượng để chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Tại Hà Nội, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ được khách hàng tin tưởng, lựa chọn để thăm khám và điều trị bệnh. Với có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu với kinh nghiệm lâu năm đã từng công tác tại các viện lớn. Ngoài ra, Thu Cúc TCI có gói tầm soát ung thư vòm họng được thiết kế với đầy đủ các danh mục khám thiết yếu. Khi thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám với hệ thống máy móc thiết bị công nghệ hiện đại giúp quá trình thăm khám nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Nội soi cho vùng tai mũi họng mang lại nhiều lợi ích trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý vùng tai mũi họng. Khi thực hiện nội soi, bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín để quá trình thăm khám được an toàn, hiệu quả và giúp bảo vệ được sức khỏe của mình nhé!