Nội soi dạ dày có đau không? Thực hiện nội soi như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Nội soi dạ dày có đau không là một câu hỏi không hiếm gặp trên các diễn đàn sức khỏe. Vậy câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi này là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc và đồng thời cung cấp thêm một số thông tin hữu ích liên quan.

1. Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là một thủ thuật dùng ống nội soi (ống nhỏ, mềm, mỏng) đưa qua đường miệng hoặc mũi để quan sát thực quản, dạ dày, tá tràng. Hình ảnh trực quan sẽ được hiển thị trên màn hình nội soi, giúp bác sĩ quan sát được tổn thương và đưa được ra phương án điều trị phù hợp.

Nội soi nói chung là một kỹ thuật hiện đại. Hiện nay trên lâm sàng ứng dụng rất nhiều trong chẩn đoán, điều trị trong đó có các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng.

Nội soi dạ dày có mục đích chính sau:

– Chẩn đoán bệnh liên quan đến thực quản, dạ dày, tá tràng: viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, polyp dạ dày,…

– Thực hiện thủ thuật: Cầm máu, cắt polyp,…

Nội soi dạ dày thường được sử dụng trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nội soi dạ dày thường được sử dụng trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

2. Khi nào thực hiện nội soi dạ dày

Một vài đối tượng sẽ được chỉ định nội soi dạ dày:
– Người có dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa, dạ dày: Buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị, khó tiêu,…

– Người bị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng cần có thời gian nội soi định kỳ.

– Tầm soát sớm các bệnh ung thư dạ dày, thực quản.

3. Nội soi dạ dày và các phương pháp thực hiện

Mỗi phương thức thực hiện đều có những ưu nhược điểm không giống nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế của người bệnh sẽ có những lựa chọn khác nhau.

3.1. Nội soi dạ dày có đau không: Nội soi truyền thống

Nội soi dạ dày truyền thống hay nội soi qua đường miệng là phương pháp thường dùng hiện nay.

– Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ thực hiện, chính xác.

– Nhược điểm: Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, khó chịu, sợ hãi vì ống nội soi tương đối to chạm vào đường tiêu hóa gây kích thích. Một vài đối tượng không thể hợp tác do nôn nhiều và chảy nhiều đờm rãi. Có thể xuất hiện nhiều trường hợp bệnh nhân theo phản xạ giật ống nội soi, giãy giụa gây cản trở quá trình thao tác của bác sĩ. Đôi khi có thể gây đau rát họng sau khi thực hiện.

Biểu hiện thường xuyên đau rát thượng vị cần thực hiện nội soi

Biểu hiện thường xuyên đau rát thượng vị cần thực hiện nội soi

3.2. Nội soi dạ dày có đau không: Nội soi qua đường mũi

Bác sĩ thực hiện đưa đường ống thông qua mũi, xuống thực quản, dạ dày. Ống nội soi sử dụng là loại có đường kính nhỏ khoảng 6 mm. Phương pháp này không chạm vào lưỡi gà và vùng hầu họng nên ít gây kích thích hơn.

– Ưu điểm: Dễ thực hiện, chính xác. Bệnh nhân ít khó chịu hơn so với nội soi truyền thống.

– Nhược điểm: Không thực hiện được trên tất cả các bệnh nhân. Những người có bệnh lý về đường mũi, hẹp mũi cần lựa chọn phương pháp phác. Hơn nữa chi phí cao hơn so với nội soi truyền thống.

Trường hợp cần thực hiện thủ thuật kết hợp khi phát hiện bất thường, phải chuyển qua nội soi đường miệng để tiến hành.

3.3. Nội soi dạ dày không đau: Nội soi dạ dày có sử dụng gây mê

Thực hiện gây mê bệnh nhân, dùng ống nội soi đi từ miệng xuống qua thực quản, dạ dày của người bệnh. Đây là kỹ thuật đòi hỏi nhiều bác sĩ chuyên môn hơn, đồng thời chi phí cũng cao nhất trong các loại nội soi dạ dày.

– Ưu điểm: Bệnh nhân hoàn toàn không có bất cứ cảm giác gì trong khi thực hiện nội soi. Không gây đau, không khó chịu, không có cảm giác sợ nội soi. Thời gian gây mê ngắn nên tỉnh mê nhanh. Bác sĩ thực hiện thủ thuật thuận lợi hơn, an toàn hơn.

– Nhược điểm: Chi phí cao hơn nội soi truyền thống. Thực hiện phức tạp, cần bác sĩ gây mê và có thể phải thực hiện một số xét nghiệm trước khi tiến hành. Một số bệnh nhân tỉnh mê lâu hơn, đau đầu, mệt mỏi. Có thể cần theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc tiền mê.

Nhìn chung nội soi dạ dày không gây đau đớn nhưng khá khó chịu trên bệnh nhân nhạy cảm. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ đồng thời dựa vào điều kiện tài chính để lựa chọn được phương pháp phù hợp.

Nội soi dạ dày có đau không: Phương pháp nội soi có gây mê

Nội soi dạ dày có đau không: Phương pháp nội soi có gây mê

4. Một số lưu ý khi nội soi dạ dày

– Nhịn ăn 6 – 8 tiếng trước khi bước vào nội soi dạ dày.

– Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ nước lọc, tinh khiết. Tránh sử dụng các loại nước uống có gas, có màu như sữa, trà, coca, nước trái cây,…

– Chuẩn bị tâm lý trước khi tiến hành, đặc biệt là khi lựa chọn nội soi truyền thống hoặc qua đường mũi.

– Trường hợp người bệnh chưa sẵn sàng, cảm thấy sức khỏe bất thường cần thông báo sớm nhất cho bác sĩ để có phương hướng giải quyết, tư vấn,…

Hiện nay phương pháp nội soi dạ dày phổ biến ở hầu hết các bệnh viện lớn, nhỏ. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo và lựa chọn cho mình cơ sở khám chữa uy tín, với các bác sĩ có đầy đủ chuyên môn. Tránh trường hợp mất tiền nhiều lần mà vẫn không xác định được bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc không chỉ là nơi có trang bị đầy đủ thiết bị nội soi hiện đại mà còn có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Tại đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn về tình trạng bệnh cũng như thực hiện thủ thuật nhanh chóng, không gây đau đớn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital