Những tác hại khôn lường của vôi răng dưới nướu

Tham vấn bác sĩ

Những tác hại của vôi răng dưới nướu không chỉ là vấn đề về răng miệng. Đây còn có thể là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng về sức khỏe toàn diện. Sau đây, chúng ta hãy cùng đi vào chi tiết để hiểu rõ hơn về những hậu quả khôn lường mà vôi răng dưới nướu có thể mang lại.

1. Các dạng cao răng

Các mảng bám trên răng nếu không được loại bỏ đúng cách sẽ dần chuyển hóa thành cao răng. Điều này do sự kết tụ của các muối vô cơ từ nước miệng, thức ăn, …. Cao răng này thường bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi. Chúng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Các dạng cao răng phổ biến bao gồm cao răng trên thân răng và cao răng dưới nướu. Trong đó:

– Cao răng trên thân răng thường có màu vàng nâu hoặc nâu đỏ và chúng thường nằm ở vị trí dễ quan sát như quanh cổ răng.

– Cao răng dưới nướu là loại cao răng cực kỳ nguy hiểm vì chúng ẩn giấu ở dưới nướu. Chúng khó nhìn thấy và không thể loại bỏ bằng cách thông thường.

2. Nguyên nhân hình thành vôi răng dưới nướu

Thông thường, các mảng vôi răng ở dưới nướu thường có màu nâu sậm. Sau đó, chúng có thể chuyển sang màu xanh đen. Khi chuyển màu, cao răng trở nên cứng hơn so với phần cao răng ở trên nướu. Một số người thường nghĩ rằng vôi răng ở dưới nướu hình thành do sự kéo dài trực tiếp từ các cao răng trên nướu. Tuy nhiên, thực tế chúng được hình thành từ quá trình khoáng hóa mảng bám ở dưới nướu.

Khi những mảng bám đã bị vôi hóa và trở nên cứng chắc, việc loại bỏ chúng trở nên rất khó khăn bằng những dụng cụ thông thường. Do đó, người bệnh cần tìm đến nha khoa để được xử lý phù hợp và loại bỏ hoàn toàn cao răng này để ngăn chặn các vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn.

3. Những tác hại khôn lường của vôi răng dưới nướu

Nguy cơ từ vôi răng dưới nướu

Vôi răng dưới nướu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm

3.1 Viêm nướu

Viêm lợi là một tình trạng phổ biến xuất phát từ vi khuẩn trong cao răng tấn công. Điều này dẫn đến sưng đỏ, đau nhức và chảy máu trong miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Viêm nướu cũng làm cho việc vệ sinh răng miệng hàng ngày trở nên khó khăn. Nguyên nhân vì nướu bị đau và dễ chảy máu khi gặp tác động.

3.2 Viêm nha chu

Nếu viêm lợi không được khắc phục có thể dẫn tới viêm nha chu. Đây một tình trạng lâm sàng phổ biến. Các hệ thống như dây chằng, túi nha chu và xương ổ răng đều bị viêm nhiễm. Viêm nha chu có thể dẫn đến mất răng nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng như chảy máu chân răng, sưng nướu và đau nhức khó chịu.

3.3 Tụt lợi chân răng

Tụt lợi xảy ra khi mô liên kết giữa răng cùng xương hàm không còn ổn định. Tình trạng này dẫn đến việc răng bị lỏng hoặc di chuyển khỏi vị trí của nó. Khi vôi răng tích tụ, chúng có thể đẩy vùng lợi xung quanh bị tụt xuống, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây tổn thương cho răng và xương hàm. Nếu không được điều trị kịp thời, tụt lợi có thể dẫn đến răng lung lay, gãy rụng.

3.4 Sâu răng

Vi khuẩn trên cao răng là nguyên nhân chính gây sâu răng. Chúng tạo axit phá hủy mô cứng và làm chân răng đen. Sâu răng ở dưới nướu gây ra tình trạng chân răng bị đen và giảm chức năng ăn nhai. Nếu không điều trị kịp thời, điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như áp xe và mất răng.

3.5 Các bệnh lý toàn thân

Cao răng dưới nướu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe toàn thân đáng lo ngại. Vi khuẩn từ cao răng dưới nướu có thể lây lan đến đường hô hấp. Điều này gây ra các vấn đề như viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi. Ngoài ra, các vi khuẩn từ cao răng dưới nướu có thể bị nuốt vào dạ dày thông qua việc nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Điều này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa như viêm loét dạ dày và viêm đại tràng.

4. Cách xử lý vôi răng dưới nướu

4.1 Các phương pháp loại bỏ vôi răng dưới nướu

Điều trị vôi răng dưới nướu

Cao răng dưới nướu thường sẽ được xử lý bằng phương pháp với máy siêu âm

Để đảm bảo vấn đề an toàn và hiệu quả, xử lý cao răng nên được thực hiện tại nha khoa. Tại đây, chúng ta có đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ với kiến thức chuyên môn để xử lý tình trạng này. Khi đến nha khoa, quy trình lấy vôi răng ở dưới nướu thường bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chúng ta cần thăm khám và xác định mức độ cao răng. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chi tiết về tình trạng và lên kế hoạch điều trị.

Bước 2: Người bệnh sẽ được thực hiện cạo bỏ vôi răng. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp lấy cao răng thông thường, lấy cao răng bằng máy thổi cát, máy siêu âm, … Tuy nhiên, máy siêu âm có lực rung linh hoạt giúp tách mảng bám cao răng một cách hiệu quả mà không gây ra cảm giác ê buốt hay đau nhức. Do đó với trường hợp cao răng dưới nướu, phương pháp sử dụng máy siêu âm sẽ thường được lựa chọn.

Bước 3: Bác sĩ sẽ đánh bóng bề mặt răng để tạo ra độ trơn nhẵn. Điều này giúp hạn chế khả năng hình thành mảng bám trong tương lai. Cùng với đó, răng sẽ được giữ luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

Bước 4: Sau khi hoàn thành quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các chỉ dẫn và lời khuyên về cách chăm sóc răng miệng. Điều này giúp bạn duy trì kết quả tốt nhất từ quá trình lấy vôi răng.

4.2 Xử lý vôi răng dưới nướu có gây chảy máu không?

Lấy cao răng chảy máu

Cạo cao răng dưới nướu có thể gây chảy máu trong một vài giờ đầu

Vôi răng tích tụ ở sâu dưới nướu có thể gây chảy máu khi chải răng hoặc cạo vôi. Đây là vấn đề gây lo lắng cho khá nhiều người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, quá trình cạo vôi được kiểm soát chặt chẽ hơn, giúp giảm thiểu tình trạng chảy máu cũng như đau nhức và khó chịu.

Thông thường, hiện tượng chảy máu chỉ diễn ra trong một vài giờ và có thể chấm dứt trong vòng 1 ngày. Bác sĩ nha khoa cũng sẽ có các biện pháp xử lý phù hợp sau khi lấy cao răng. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài không dứt hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau dữ dội, sốt, chúng ta nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra cụ thể hơn.

Trên đây là những thông tin về tác hại khôn lường của vôi răng dưới nướu. Hy vọng qua đó, mọi người đã nắm được cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital