Sâu răng là bệnh lý răng miệng hầu như ai cũng gặp phải tối thiểu một lần. Đặc biệt là ở nhóm đối tượng người già, trẻ nhỏ. Đây là những độ tuổi răng miệng có sức đề kháng yếu và thường chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng. Khi sâu răng hình thành sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và đời sống. Không ít người từng tò mò hình ảnh sâu răng qua kính hiển vi sẽ như thế nào? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau để giải đáp vấn đề:
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là bệnh sâu răng?
Sâu răng là một tình trạng tổn thương răng hàm mặt. Tình trạng này được gây nên bởi quá trình mất khoáng do những vi khuẩn từ mảng bám răng. Lâu ngày, chúng sẽ tạo nên trên răng những lỗ nhỏ. Phần vôi răng khiến các mảng bám này ngày càng vững chắc và khó phá bỏ hơn. Sau đó, đây sẽ là trụ bám tốt ở răng. Vi khuẩn từ đó sẽ có một môi trường sống thuận lợi để sinh sôi.
Bệnh lý này là một hiện tượng nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa. Đặc trưng của chúng là sự hủy khoáng của thành phần vô cơ cùng sự phá hủy các thành phần hữu cơ của mô cứng. Vi khuẩn gây nên tình trạng này được gọi là Streptococcus mutans. Đây là vi khuẩn có khả năng làm hủy hoại lớp men răng bảo vệ phía ngoài. Sau đó chúng nhanh chóng lan rộng vào mô cứng bên trong và phá hủy.
2. Nguyên nhân bệnh sâu răng phổ biến
Theo nhiều thống kê cho thấy hiện nay có tới hơn 50% dân số thế giới đang hoặc đã từng mắc bệnh sâu răng. Sự phổ biến này bắt nguồn từ chính những thói quen hàng ngày:
– Vi khuẩn, axit và mùn thức ăn khi không được đảm bảo làm sạch sẽ bám lại trên mặt răng. Chúng sẽ hình thành lên một màng dính gọi là màng bám răng. Phần màng này có độ dính rất cao, không chỉ gây sâu răng mà còn nhiều bệnh lý khác. Điển hình như tình trạng bị viêm lợi hay viêm nha chu.
– Sau khi ăn. nhiều người thường không có thói quen súc miệng hay dùng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn. Những mảng bám này sẽ dần được khoáng hóa. Điều này là bởi những chất khoáng từ nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng.
– Thói quen của nhiều người là sử dụng loại bàn chải cứng. Đồng thời thao tác chải thường được thực hiện theo chiều ngang. Điều này chính là nguyên nhân gây mòn cổ răng và chân răng. Lâu ngày, ngà răng sẽ bị lộ ra, ngà chân răng bị hở sẽ dễ gây nên sâu răng.
3. Sự thật về sâu răng qua kính hiển vi
Trên thực tế, sâu răng qua kính hiển vi cho thấy đây không phải một con sâu trong răng như nhiều người nghĩ. Đó chính là tế bào vi khuẩn. Những tế bào này được sinh ra từ những cặn thức ăn thừa dính lại ở kẽ răng, bám trên bề mặt răng, …
3.1 Hình ảnh sâu răng qua soi nước bọt
Dưới kính hiển vi, sâu răng trong nước bọt của con người có hình dáng đặc biệt. Chúng có hình dài, có khả năng sinh sản vô tính. Như vậy, nếu răng không được thực hiện vệ sinh đều đặn sẽ bỏ lại những con sâu này. Càng ngày chúng sẽ càng gây hại cho răng. Tình trạng sâu răng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Nếu không được loại bỏ sớm, sâu răng sẽ ngày càng gây hại cho răng. Đặc biệt là trong môi trường còn sót nhiều cặn thức ăn sẽ là điều kiện tốt để sâu răng phát triển mạnh mẽ.
3.2 Hình ảnh sâu răng qua soi bề mặt răng miệng
Không chỉ xuất hiện trong nước bọt, trên bề mặt răng miệng ta cũng có thể phát hiện những vi khuẩn sâu răng. Chúng xuất hiện dưới đa dạng hình thù, màu sắc.
Đối với những loại vi khuẩn sâu răng tồn tại trên bề mặt nếu không sớm được xử lý sẽ bám ngày càng chặt lên bề mặt răng miệng. Từ đó, những vết ố vàng, mùi hôi miệng sẽ xuất hiện. Lâu ngày, tình trạng này sẽ ăn sâu vào răng rất nguy hiểm. Vì vậy, trước khi chúng kịp bám chắc vào răng, người bệnh nên nhanh chóng loại bỏ bằng cách vệ sinh răng hàng ngày.
3.3 Hình ảnh sâu răng qua soi cấu trúc răng
Đối với vị trí cấu trúc bề mặt răng, ta không hề thất bề mặt răng mà chỉ xuất hiện lớp màng bám chắc, bao phủ toàn bộ. Nhiều ý kiến cho rằng đây là lớp màng bảo vệ răng nhưng thực tế không phải vậy. Đây chính là lớp vi khuẩn sâu răng đang tập trung dày đặc, tạo thành mảng bám. Khi phát triển thành mảng, những vi khuẩn này sẽ xâm nhập, tiến hành ăn mòn răng. Với loại sâu răng này, răng có thể bị ăn sâu vào tủy dẫn tới hỏng răng. Khi đó, răng sẽ khó có thể cứu chữa. Người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
4. Những thói quen giúp phòng ngừa sâu răng
Qua việc soi sâu răng dưới kính hiển vi, ta có thể thấy loại vi khuẩn này sinh sống, phát triển dưới nhiều hình thù khác nhau. Khi răng bị xâm nhập và tấn công bởi loại vi khuẩn này sẽ bị nguy hại. Chúng tác động theo nhiều hình thức khác nhau. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, phòng ngừa sâu răng, ta cần lưu ý một số thói quen sau:
– Đánh răng đều đặn ít nhất mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
– Sau khi ăn cần sử dụng chỉ nha khoa lấy hết cặn thức ăn và súc miệng.
– Hạn chế ăn các món ngọt, có nhiều đường, nhất là trước khi đi ngủ.
– Hạn chế các món đồ uống ngọt, có ga.
– Nên hình thành thói quen nhai kẹo cao su không đường thay thế cho các loại kẹo ngâm ngọt.
– Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ từ sớm.
– Đối với người lớn tuổi, khuyến khích không nên bỏ bê với răng miệng. Hãy súc miệng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi khi ăn. Đồng thời, việc thực hiện đánh răng mỗi ngày với kem cho răng nhạy cảm là rất cần thiết.
– Tập thói quen kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ.
Trên đây là những chia sẻ về hình ảnh sâu răng dưới kính hiển vi cùng cách phòng ngừa bệnh lý răng miệng phổ biến này. Hy vọng qua đây, mọi người sẽ ý thức và biết cách chăm sóc răng miệng tốt hơn.