Siêu âm thai hiện là phương pháp an toàn và thường xuyên được sử dụng khi mẹ bầu kiểm tra sức khỏe thai định kỳ. Qua hình ảnh siêu âm, các mẹ có thể nhìn rõ toàn bộ hình thái, quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, siêu âm định kỳ cũng cho thấy các giá trị chẩn đoán, giúp phát hiện sớm những bất thường để có hướng can thiệp, điều chỉnh sao cho phù hợp trong quá trình khám thai.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là phương pháp siêu âm thai
Siêu âm thai là phương pháp theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi, các vấn đề bên trong tử cung, chẩn đoán lượng nước ối, vị trí nhau thai, dây rốn,… Thông qua những hình ảnh thu được nhờ sóng âm có tần số cao, bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá chính xác từng khía cạnh, đồng thời tiến hành đo đạc, lưu trữ các chỉ số để có sự so sánh, phân tích về quá trình phát triển, xác định những vấn đề bất thường của thai nhi.
Trước khi thực hiện siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng gel chuyên dụng bôi lên đầu dò và bụng mẹ bầu. Lớp gel này vừa giúp đầu dò có thể dễ dàng di chuyển, vừa tránh không khí len lỏi vào các kẽ hở, giúp hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.
Đầu dò siêu âm sẽ được đưa trên vùng bụng theo từng khu vực cần khảo sát. Hình ảnh hiển thị rõ ràng trên màn hình máy siêu âm.
Phương pháp này đem lại hiệu quả nhanh chóng, có độ chính xác cao, an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nên, siêu âm thường được chỉ định trong những buổi khám thai định kỳ của các mẹ bầu. Các mẹ nên tiến hành siêu âm định kỳ kể từ sau chậm kinh 3 tuần. Lúc này, thai nhi đã đủ lớn và ổn định vị trí để mẹ bầu có thể quan sát được.
2. Các mốc siêu âm thai định kỳ mà mẹ bầu không thể bỏ qua
Siêu âm định kỳ là cách nhanh nhất để mẹ bầu nắm được bản thân có mang thai hay chưa, thai có làm tổ trong tử cung hay không, thai nhi phát triển bình thường hay bất thường,…
2.1. Siêu âm định kỳ từ tuần thai thứ 5 đến tuần thứ 8
Quá trình siêu âm định kỳ có thể bắt đầu từ tuần thai thứ 5 tới tuần thai thứ 8. Lúc này, người phụ nữ sẽ thực hiện siêu âm thai nhằm xác định rõ bản thân đã thực sự mang thai hay chưa, phôi thai làm tổ ở tử cung hay một vị trí bất thường nào khác.
Lần siêu âm này đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy được sự phát triển bình thường của thai nhi ngay từ giai đoạn đầu. Đối với lần siêu âm thai này, mẹ bầu có thể yên tâm và thêm chắc chắn hơn về tình trạng của bản thân.
Từ tuần thai thứ 8, siêu âm đã có thể giúp mẹ xác định được tim thai cũng như những dấu hiệu phát triển bình thường hoặc bất thường ở phôi thai một cách rõ ràng hơn. Bác sĩ tính toán tuổi thai theo kỳ kinh cuối của mẹ và từ đó sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất, giúp mẹ hiểu hơn về quá trình phát triển của em bé trong bụng cũng như những mốc thời gian khám thai cần đặc biệt lưu ý.
Cũng trong lần siêu âm này, các mẹ có thể trao đổi với bác sĩ các vấn đề liên quan tới tiền sử thai sản, nguy cơ bị tiền sản giật và các vấn đề về sức khỏe khác để các có hướng chăm sóc sản khoa phù hợp, hạn chế tối đa những vấn đề bất cập có thể xảy ra trong quá trình mang thai.
Qua kết quả siêu âm định kỳ, các mẹ bầu sẽ được tư vấn, nhận lời khuyên từ bác sĩ để cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt. Các bác sĩ cũng có thể đưa ra chỉ định cho mẹ bổ sung thêm sắt và acid folic để đề phòng những biến chứng, dị tật từ sớm.
2.2. Siêu âm định kỳ từ tuần 11 đến tuần 13
Ở mốc tuần thai này, các cơ quan của cơ thể đã có thể xác định rõ ràng và chi tiết. Chính vì vậy, việc siêu âm định kỳ sẽ giúp chẩn đoán một vài dị tật bất thường ở thai nhi, xem thai nhi có phát triển bình thường hay không.
Siêu âm ở giai đoạn này, bé sẽ được đo tim thai, kiểm tra các chi và cơ hoành. Thời điểm này, thông qua siêu âm, bác sĩ cũng có thể đo được độ mờ da gáy của thai nhi, tầm soát nguy cơ bệnh Down bẩm sinh. Nếu nguy cơ gặp phải bệnh lý này ở mức cao, thai phụ có thể được chỉ định thực hiện thêm Double test tầm soát Down từ sớm.
Ngoài ra, một vài dị tật liên quan tới nhiễm sắc thể có thể phát hiện ở tuần thai này gồm hội chứng Patau, Edward. Các mẹ bầu cũng được tầm soát nguy cơ tiền sản giật trong các bước khám thai.
2.3. Siêu âm định kỳ tuần thai 16 đến tuần thai 20
Siêu âm thai từ tuần 16 đến tuần 20 là thời điểm lý tưởng để kiểm tra tình trạng phát triển, những bất thường ở thai nhi. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tim thai, lượng nước ối của mẹ, các vấn đề tại tử cung để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn, sinh nở.
Ở lần khám thai này, việc tầm soát dị tật thai nhi cũng được ưu tiên. Khi thai nhi đã phát triển hơn cả về trọng lượng lẫn chiều dài, các cơ quan bên ngoài và dần hoàn thiện, ổn định các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận, não,… tầm soát sớm sẽ giúp đánh giá, can thiệp kịp thời những dị tật bẩm sinh để từ đó có hướng can thiệp, xử lý phù hợp.
Khảo sát một số dị tật về não bộ và cột sống ở giai đoạn này cũng rất quan trọng. Những bất thường trong ổ bụng, khoang màng phổi, dị tật trên gương mặt, bánh nhau, nước ối,… cũng sẽ được phát hiện từ mốc tuần thai này thông qua hình ảnh siêu âm.
2.4. Siêu âm thai từ tuần 24 đến tuần 28
Từ tuần 24 đến 28, thai nhi đã phát triển toàn diện cả các cơ quan bên ngoài lẫn bên trong. Não bộ lúc này đã có thể nhận biết, kiểm soát mọi hoạt động. Các giác quan đã phát triển rõ ràng hơn, bao gồm cả thị giác, thính giác, vị giác – những giác quan thường phát triển chậm nhất khi còn trong bụng mẹ.
Mẹ bầu ở giai đoạn này cũng gặp một số vấn đề bất thường. Mẹ có thể bị chán ăn do tử cung to ra, chèn ép vào dạ dày hoặc khó thở khi nằm ngửa. Vì vậy, việc siêu âm, khám thai định kỳ cũng như đánh giá các vấn đề tại tử cung của mẹ bầu cũng rất quan trọng, được nhất mạnh ở mốc tuần thai này.
2.5. Siêu âm định kỳ mốc tuần từ 32 đến 36
Ở tuần thai 32 đến 36, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về hình thái bên ngoài. Lông, tóc và móng đều đã xuất hiện. Chiều dài từ đỉnh đầu đến mông có thể đạt khoảng 430mm trở lên và cân nặng có thể lên tới 1755 gram.
Thị giác và não bộ cũng phát triển mạnh hơn, cảm giác đã rõ ràng. Bé thể hiện sự tập trung và phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài, qua bụng mẹ.
Với mẹ bầu, giai đoạn này xuất hiện dịch âm đạo nhiều hơn, các cơn co thắt, khó thở cũng tăng về cường độ, tần suất. Vì vậy, việc siêu âm ở tuần thai này sẽ giúp chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở sắp diễn ra.
Qua siêu âm, bác sĩ cũng sẽ đánh giá được vị trí của thai nhi, kiểm tra ngôi thai, tử cung của người mẹ để phát hiện những bất thường như sinh non, thai chưa ổn định vị trí, bất tương xứng đầu – chậu,…
2.6. Siêu âm thai từ tuần 36 đến 40
Ở mốc khám thai này, nếu mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để xác định vị trí ngôi thai và sự tăng trưởng của con. Với những trường hợp thai có chuyển biến xấu, ngôi thai bất lợi cho việc sinh thường và cần thực hiện mổ đẻ cấp cứu, mẹ sẽ được chuyển sang sinh bằng phương pháp đẻ mổ.
3. Một vài lưu ý cho mẹ bầu khi đi siêu âm thai
Việc siêu âm thai tuy đơn giản và hiệu quả, nhưng cần mẹ bầu lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo phương pháp sàng lọc, chăm sóc Sản khoa này được áp dụng đúng nhất:
– Chỉ nên thực hiện siêu âm ở những mốc tuần thai đã được chỉ định, tránh siêu âm quá nhiều lần.
– Trước khi siêu âm, mẹ bầu không nhất thiết phải nhịn ăn, có thể sử dụng một vài loại thực phẩm dễ tiêu hóa, đồ ăn nhẹ để tránh bị đói.
– Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống như nước có gas, rượu, bia, cafe, nước trái cây,… trước khi siêu âm.
– Nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần thoải mái trước khi thực hiện siêu âm.
– Với những trường hợp em bé quay mặt vào trong, che mặt, mẹ bầu có thể đứng dậy đi lại một lúc, sau đó tiến hành siêu âm lại để nhìn được mặt con.
– Trước siêu âm, các mẹ nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang căng hết cỡ, giúp hình ảnh siêu âm hiển thị rõ nét nhất.
– Mặc đồ rộng, thoải mái. Các mẹ có thể sử dụng đầm bầu và mặc thêm quần váy ở dưới để tiện cho việc siêu âm.
– Lưu ý, khi siêu âm kết hợp khám thai, làm xét nghiệm, nếu buổi khám yêu cầu lấy mẫu máu, các mẹ cần nhịn ăn sáng từ 8 đến 10 tiếng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, việc lựa chọn một địa chỉ phù hợp để thực hiện siêu âm định kỳ, khám thai cũng là một trong những điều mà các mẹ bầu cần quan tâm.
Với nhiều năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực Sản phụ khoa, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang cung cấp những dịch vụ chăm sóc Sản khoa tốt nhất tới các mẹ bầu. Không chỉ được đánh giá cao về đội ngũ bác sĩ Sản khoa giàu chuyên môn, kinh nghiệm, Thu Cúc TCI còn được tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình hơn khi triển khai dịch vụ Thai sản trọn gói áp dụng từ tuần thai thứ 8 đến khi chuyển dạ.
Cụ thể, theo các gói Thai sản này, mẹ bầu sẽ nhận được nhiều quyền lợi và tiện ích khi thăm khám trước sinh, đi sinh và sau sinh. Giai đoạn trước sinh, các mẹ sẽ được khám thai không giới hạn, siêu âm và xét nghiệm ở các mốc tuần thai được chỉ định. Mẹ sẽ không lo bỏ sót bất cứ tuần thai nào vì đã có bệnh viện hẹn lịch khám thai định kỳ. Ngoài ra, các bác sĩ khoa Sản cũng rất nhiệt tình, tận tâm và chu đáo trong việc đưa ra lời khuyên, tư vấn chính xác và phân tích cụ thể từng chỉ số sau khi mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm ở mỗi buổi khám thai.
Quá trình sinh, mẹ được sinh tại phòng sinh vô khuẩn và có ekip Sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI hỗ trợ. Sau sinh, mẹ được áp da với con để kết nối sợi dây tình cảm, hưởng những lợi ích từ việc da kề da. Bé cũng được áp da cùng bố theo đúng quy trình đảm bảo an toàn của bệnh viện.
Sau sinh, cả mẹ và bé đều được chăm sóc chu đáo tại phòng lưu viện với đầy đủ tiện ích. Mẹ sẽ được điều dưỡng hỗ trợ chăm sóc bé, cho bú, tắm bé. Vết mổ của mẹ cũng được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận. Mẹ và bé sẽ được khám, kiểm tra sức khỏe trước khi xuất viện và sau 3 tuần kể từ khi sinh. Ngoài ra, người nhà vào trông nom cũng sẽ được nhận những tiện ích đi kèm theo gói Thai sản của mẹ bầu.
Dịch vụ Thai sản trọn gói TCI có áp dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh. Chính vì vậy, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm về chi phí khi lựa chọn sử dụng dịch vụ. Chủ động từ sớm, mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và an tâm đón bé yêu chào đời.