Những lưu ý đột quỵ có thể tái phát

Tham vấn bác sĩ

Đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tái phát. Các chuyên gia y tế lưu ý đột quỵ tái phát sẽ để lại di chứng nặng nề hơn so với lần trước đó, thậm chí nguy cơ tử vong cũng cao hơn. Vậy nên tuân thủ những hướng dẫn điều trị, cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn có thể ngăn ngừa đột quỵ quay trở lại.

1. Đột quỵ tái phát tại sao có?

Đột quỵ tái phát là tình trạng người bệnh đã trải qua một cơn đột quỵ trước đó và tiếp tục gặp cơn đột quỵ thứ hai hoặc nhiều lần tiếp theo. Đột quỵ có thể tái phát sớm trong 3 tháng kể từ lần bạn trải qua cơn đột quỵ đầu tiên hoặc sau nhiều năm.

Các nguyên nhân gây đột quỵ tái phát hầu như cũng tương tự như nguyên nhân gây đột quỵ ở lần đầu tiên bao gồm:

– Xuất huyết não: Tình trạng mạch máu não bị vỡ, làm gián đoạn quá trình cung cấp máu đến não, và đồng thời làm máu chảy vào các mô não gây tổn thương.

– Tắc nghẽn mạch máu não: Tình trạng các mảng xơ vữa, xơ hóa gây tắc nghẽn mạch máu não, làm gián đoạn hay ngăn dòng máu chảy đến não.

Những lưu ý đột quỵ có thể tái phát

Đột quỵ được phân loại thành đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ nhồi máu não

Các yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ tái phát đó là:

– Không kiểm soát các yếu tố bệnh lý là nguy cơ có thể tiếp tục dẫn đến tình trạng đột quỵ tái phát: Huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì… Nếu đã từng bị đột quỵ mà không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này sẽ khả năng tái phát sẽ xảy ra cao hơn.

– Tiền sử đột quỵ: Người đã từng bị đột quỵ 2 lần sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn.

– Tuổi tác, giới tính: Người càng lớn tuổi thì nguy cơ tái phát đột quỵ sẽ xảy ra cao hơn người trẻ tuổi. Nam giới cũng sẽ có nguy cơ tái phát đột quỵ cao hơn nữ giới.

2.  Mức độ nguy hiểm của đột quỵ tái phát cần lưu ý

Như đã đề cập ở phần trước, sau cơn đột quỵ lần đầu tiên, người bệnh có thể có nguy cơ tái phát cao, đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân không được phát hiện sớm và bệnh nhân không chú ý kiểm soát, điều trị các bệnh lý nền để giảm nguy cơ tái phát.

Nguy cơ bệnh nhân tái phát đột quỵ trong 5 năm nếu không được dự phòng là khoảng 25%. Trong đó chủ yếu có nguy cơ tái phát cao ở giai đoạn sớm là khoảng 10% trong tuần đầu, 15% trong vòng khoảng 1 tháng, và 18% trong khoảng 3 tháng sau cơn đột quỵ.

Đột quỵ tái phát thường để lại di chứng nặng nề hơn so với lần trước đó. Các tổn thương não ở những lần đột quỵ sau cũng nghiêm trọng hơn và khó có thể hồi phục lại như ban đầu. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể phải đối mặt với sống thực vật hay thậm chí là mất đi tính mạng.

3. Những giải pháp hữu ích để dự phòng đột quỵ tái phát

Điều trị dự phòng giúp giảm đáng kể nguy cơ tái phát đột quỵ lên đến 80%. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ đột quỵ não không thể thay đổi được như tuổi tác, giới tính thì các yếu tố nguy cơ cơ thể thay đổi được là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch…

Kiểm soát tốt những bệnh lý là nguyên nhân thúc đẩy đột quỵ xảy ra là một trong những giải pháp cứu người bệnh khỏi nguy cơ tái phát đột quỵ, giảm tỷ lệ gặp lại căn bệnh này.

Dự phòng đột quỵ tái phát là các biện pháp tối ưu hóa điều trị các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não, đột quỵ xuất huyết não với mục tiêu:

– Giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát

– Ngăn chặn biến chứng, các biến cố liên quan đến mạch máu nghiêm trọng khác.

Các biện pháp giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ là kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.

3.1 Lưu ý kiểm soát huyết áp phòng tránh đột quỵ tái phát

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bị đột quỵ não. Kiểm soát huyết áp tốt có thể làm giảm 28% nguy cơ đột quỵ tái phát. Để kiểm soát huyết áp cần áp dụng chế độ ăn ít muối, duy trì mức cân nặng trung bình, giảm căng thẳng, áp lực và sử dụng đúng chỉ định các loại thuốc hạ huyết áp. Đặc biệt trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân không nên tự ý ngưng thuốc hoặc giảm liều khi không có ý kiến hoặc chỉ định của bác sĩ. Nên uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng, đúng cách theo khuyến cáo của bác sĩ để thuốc đạt hiệu quả tối ưu. Mục tiêu là kiểm soát huyết áp xuống dưới 140/90mmHg và dưới 130/80 mmHG đối với nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao, kèm theo các bệnh lý làm gia tăng nguy cơ đột quỵ khác.

Những lưu ý đột quỵ có thể tái phát

Lưu ý đột quỵ tái phát có thể xảy ra khi người bệnh có tình trạng huyết áp cao nhưng không kiểm soát chặt chẽ.

3.2 Kiểm soát bệnh lý tim mạch

Các bệnh lý về tim mạch có liên quan đến đột quỵ xảy ra, trong đó điển hình nhất là rung nhĩ. Rung nhĩ là tình trạng nhịp tim không đều gây ra các cục máu đông, từ đó gây tắc nghẽn máu di chuyển đến não. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ não cao gấp 5 lần so với người bình thường. Do vậy lưu ý đột quỵ có thể tái phát nếu không được kiểm soát chặt chẽ hoặc điều trị tuân thủ đúng phác đồ.

Vậy nên việc sử dụng các thuốc kiểm soát nhịp tim và thuốc kháng đông cục máu lâu dài có thể giúp giảm bớt nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ.

3.3 Lưu ý kiểm soát đái tháo đường phòng tránh đột quỵ tái phát

Bệnh nhân đột quỵ não đều cần được thực hiện sàng lọc và phát hiện đái tháo đường. Trong trường hợp phát hiện bệnh, điều trị để phòng tránh đột quỵ tái phát là giải pháp cần thiết. Điều trị bao gồm sử dụng chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh đái tháo đường, chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn, kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định. Mục tiêu kiểm soát HbA1C ở mức dưới 7% và dự phòng các biến chứng do đái tháo đường gây ra.

Những lưu ý đột quỵ có thể tái phát

Kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ

3.4 Kiểm soát rối loạn chuyển hóa lipid máu

Mục tiêu của việc kiểm soát là giảm mức cholesterol xấu xuống dưới 70-100 mg/dL. Người bệnh nên sử dụng chế độ ăn thích hợp, hạn chế tối đa mỡ động vật, các thức ăn giàu cholesterol, và thường xuyên tập thể dục hàng ngày. Ngoài ra nên sử dụng các loại thuốc chuyên biệt của bác sĩ chỉ định để làm giảm cholesterol trong máu.

3.4 Lưu ý đột quỵ có thể được phòng tránh tái phát bằng cách thay đổi lối sống

Lưu ý đột quỵ có thể tái phát nếu người bệnh tiếp tục có lối sống không khoa học như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, lười tập thể dục, ăn uống thiếu lành mạnh, thức khuya, ngủ muộn, tắm đêm… Vậy nên mỗi người bệnh sau khi trải qua cơn đột quỵ nên chủ động phòng tránh đột quỵ tái phát bằng cách thiết lập lối sống lành mạnh cho bản thân.

3.4 Kiểm soát nguy cơ tái phát bằng cách kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Các bệnh lý như đã đề cập ở phía trước là các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ hay đột quỵ tái phát, được khuyến cáo nên thực hiện theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa. Các trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sử dụng thuốc điều trị, hoặc đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng của mỗi người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital