Những điều mẹ cần biết: Bé sốt mọc răng thì phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

sốt mọc răng là gì, nên làm như thế nào là nỗi băn khoăn của nhiều gia đình khi có em bé nhỏ đang trong giai đoạn bé đang mọc răng. Mọc răng được coi là một trong những giai đoạn đầu đời rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. thời điểm này đánh dấu mốc con trẻ bước sang giai đoạn trẻ sẽ không chỉ ăn sữa mẹ mà sẽ còn ăn những loại đồ ăn khác. Khi mới mọc răng trẻ vô cùng khó chịu, gia đình nên tìm hiểu

1. Khi nào có thể gặp phải tình trạng bé sốt mọc răng?

Trẻ thường sẽ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7. Đôi khi thì sớm hơn những trẻ khác thì sẽ mọc khi được 3 tháng. Thứ tự mọc răng của trẻ thường sẽ diễn ra như sau:

– Hai răng cửa dưới mọc đầu tiên

– Sau đó mọc hai răng cửa trên

– Rồi đến hai răng cửa bên hàm trên

– Và hai răng cửa bên hàm dưới

– Tiếp đến là răng hàm

– Cuối cùng là răng nanh.

Trước 3 tuổi hầu hết trẻ sẽ đều mọc đủ 20 chiếc răng nanh. Nếu như sau 3 tuổi mà trẻ chưa mọc đủ răng của mình thì cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến nha khoa thăm khám sớm, nắm rõ tình trạng phát triển răng của con. Những năm tháng đầu đời việc chăm sóc răng là vô cùng quan trọng, vì lúc này trẻ vẫn chưa thể tự đánh răng đúng cách được nên có sự hỗ trợ của cha mẹ là rất cần thiết.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, nhiều trẻ sẽ mọc răng ngay từ khi sinh ra hoặc sẽ mọc răng ngay sau sinh từ 1 – 2 tuần. Tình trạng mọc răng quá sớm này, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình bú sữa thay răng của trẻ sau này. Chính vì vậy hãy đến bệnh viện thăm khám sớm để xác định vấn đề bạn nhé.

Bé sốt mọc răng là gì, nên làm như thế nào là nỗi băn khoăn của nhiều gia đình khi có em bé nhỏ đang trong giai đoạn bé đang mọc răng.

Bé sốt mọc răng là gì, nên làm như thế nào là nỗi băn khoăn của nhiều gia đình khi có em bé nhỏ đang trong giai đoạn bé đang mọc răng.

2. Dấu hiệu cha mẹ nhận biết bé sốt mọc răng là gì?

Cha mẹ rất dễ nhầm lẫn giữa tình trạng sốt do bệnh và bé sốt mọc răng, chính vì vậy việc xác định chính xác nguyên nhân sốt do đâu sẽ vô cùng quan trọng với việc chăm sóc con trẻ. Môt số dấu hiệu sẽ giúp cha mẹ nhận biết được sốt do mọc răng được các bác sĩ chỉ ra như sau:

– Trẻ bị sốt, thân nhiệt cao hơn bình thường

– Miệng bị chảy nước dãi nhiều hơn

– Trẻ quấy khóc, rất cáu kỉnh, không vui chơi như thường ngày

– Hay đưa đồ vào miệng cắn, thích nhai, cắn núm vú, ngực mẹ khi cho bú

Nướu bị sưng to và đỏ

– Không chịu bú, bỏ ăn

– Không chịu ngủ, quấy, khóc to

– Thường xuyên đưa tay vào miệng, hay xoa má

– Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, khi mọc răng bé có thể chán ăn, bỏ ăn

Sốt mọc răng thường nhiệt độ cơ thể bé sẽ không cao cũng sẽ không kèm theo hiện tượng tiêu chảy. Nướu của trẻ khi mọc răng cũng sẽ sưng đỏ hơn bình thường. Nếu như trẻ bị sốt cao, nhiệt độ cơ thể hơn 38°C và đi kèm với hiện tượng tiêu chảy, thì rất có thể khi ấy bé đang bị một bệnh nào khác. Nếu không tự xác định được vấn đề của trẻ, bạn hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe mà con mình đang gặp phải nhé.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, nhiều trẻ sẽ mọc răng ngay từ khi sinh ra hoặc sẽ mọc răng ngay sau sinh từ 1 - 2 tuần

Trong một vài trường hợp đặc biệt, nhiều trẻ sẽ mọc răng ngay từ khi sinh ra hoặc sẽ mọc răng ngay sau sinh từ 1 – 2 tuần

3. Bí quyết chăm sóc răng cho trẻ

Khi còn nhỏ, trẻ chưa thể tự chăm sóc răng miệng của mình đúng cách, kỹ càng thì sự quan tâm của cha mẹ là vô cùng quan trọng. Hãy làm theo một số phương pháp được kể đến dưới đây để chăm sóc răng miệng của con mình tốt hơn:

– Lau sạch nướu răng của bé bằng khăn, gạc, gạc rơ lưỡi, bàn chải dành cho trẻ nhỏ bằng nước hoặc kem đánh răng dành riêng cho trẻ mỗi ngày. Có một số trẻ không hề khó chịu khi mọc răng nhưng việc chăm sóc răng miệng cho trẻ thì dù thế nào cũng không nên lơ là. Chải răng cho bé mỗi ngày hai lần, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ để đảm bảo vệ sinh răng miệng.

– Xây dựng thói quan cho con trẻ bằng cách cho bé đánh răng cùng bạn, chị em của chúng để bé có thể học hỏi từ những người lớn xung quanh. Khi trẻ đã dần thành thạo và có thói quen chăm sóc răng thì cha mẹ có thể để bé tự làm mà không cần can thiệp quá nhiều.

– Khi được khoảng 5, 6 tuổi thì những chiếc răng sữa của trẻ sẽ không còn nữa mà thay thế vào đó là răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, việc không chăm sóc răng miệng kỹ càng thì bé sẽ dễ gặp phải tình trạng “rụng trước thời hạn”. Điều này vô tình để lại khoảng trống quá sớm trước khi răng vĩnh viễn mọc lên. Ảnh hưởng đến vị trí mọc của các răng, khiến răng bị mọc lệch.

– Bạn có thể cho trẻ sử dụng kem đánh răng dành riêng cho trẻ, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Chọn loại kem có chứa ít chất fluoride với một lượng nhỏ bằng hạt đậu.

– Không nên cho bé uống sữa vào ban đêm, sau khi đã vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng cho trẻ.

Nếu như sau 3 tuổi mà trẻ chưa mọc đủ răng của mình thì cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến nha khoa thăm khám sớm, nắm rõ tình trạng phát triển răng của con

Nếu như sau 3 tuổi mà trẻ chưa mọc đủ răng của mình thì cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến nha khoa thăm khám sớm, nắm rõ tình trạng phát triển răng của con

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo, nên cho trẻ đi thăm khám răng định kỳ, nhất là với những trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Để sớm phát hiện được các vấn đề răng miệng của trẻ và bác sĩ cũng sẽ tư vấn được cho cha mẹ về việc chăm sóc răng cho trẻ một cách hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con mình rồi. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để nắm vững thông tin chăm sóc sức khỏe con trẻ bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital