Tiêm uốn ván là 1 trong các mũi tiêm đầu đời của trẻ sơ sinh và rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Bất kể ai cũng nên tiêm phòng uốn ván để bảo vệ bản thân khỏi những biến chứng sức khỏe nguy hiểm tiềm ẩn. Vậy tiêm uốn ván xong kiêng gì để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ sức khỏe?
Menu xem nhanh:
1. Tiêm vắc xin uốn ván có hại sức khỏe không?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra trực khuẩn Clostridium tetani là nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván nguy hiểm. Chúng ta có thể tìm thấy trực khuẩn uốn ván tại các vùng yếm khí, vệ sinh kém như vũng bùn, công trường, khu vực nuôi trồng cây và động vật, trong chất thải của động vật, các vật dụng bị gỉ sét,..
Bệnh uốn ván xâm nhập vào cơ thể con người thông qua những vết thương hở bị nhiễm trùng. Vi khuẩn sẽ phát triển và tấn công con người bằng cách phát tán độc tố và gây ra những biến chứng sức khỏe, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Hiện nay trên Thế giới, các chuyên gia y tế đề xuất việc tiêm phòng uốn ván cho tất cả mọi người, trong đó có cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, những người chưa từng tiêm chủng, phụ nữ mang bầu và trẻ sơ sinh nhằm ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Câu hỏi thường được đặt ra là liệu việc tiêm phòng uốn ván có hại không, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, mẹ bầu. Câu trả lời là việc tiêm phòng uốn ván hoàn toàn không gây tác động xấu, mà ngược lại, nó giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con.
Thực tế, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu được thực hiện trước khi tiếp xúc với nguy cơ nhiễm trùng, giúp tạo kháng thể cho mẹ và ngăn ngừa lây nhiễm uốn ván trong quá trình sinh con và giảm nguy cơ trẻ bị uốn ván qua dây rốn.
Ngoài ra, vắc xin uốn ván cũng là 1 trong số ít các vắc xin được Bộ Y tế chấp thuận đưa vào tiêm chủng trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm vắc xin không gây hại cho sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi.
2. Vắc xin uốn ván dành cho ai?
Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván là cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là những nhóm đối tượng sau đây, nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh uốn ván:
– Bà bầu: Tiêm phòng uốn ván là một việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và em bé. Bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao hơn 90%. Vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua quá trình cắt rốn bằng các dụng cụ đỡ đẻ. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu cũng dễ mắc phải bệnh uốn ván tử cung trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
– Trẻ sơ sinh: Với hệ miễn dịch còn “non yếu” của trẻ sơ sinh thì đây cũng là đối tượng dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì thế ngay khi trẻ đủ tuổi tiêm chủng, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn lịch tiêm. Tiêm đầy đủ và đúng độ tuổi sẽ giúp trẻ em có sức đề kháng tốt, đảm bảo cho 1 tương lai phát triển toàn diện, tránh khỏi nguy cơ bệnh tật và những di chứng cho bệnh để lại. Hiện nay, với đối tượng trẻ em có rất nhiều loại vắc xin đơn lẻ, kết hợp có chứa thành phần chống bệnh uốn ván mà bố mẹ có thể tham khảo để cho con tiêm chủng.
– Người làm nông, chăm sóc gia súc, gia cầm: Đây là một nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván. Vì môi trường làm việc của họ thường tiếp xúc với đất, bùn, phân gia súc, gia cầm,… chứa nhiều vi khuẩn. Trong quá trình làm việc, các vết thương hở dễ tiếp xúc với đất, cát, tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Vì thế, đối với những người làm công việc đặc thù này cần được tiêm chủng uốn ván càng sớm càng tốt để cơ thể sinh ra kháng thể đủ bảo vệ khỏi trực khuẩn gây bệnh.
– Người làm ở công trường: Đối tượng này cũng cần tiêm vắc xin uốn ván để phòng tránh tai nạn nghề nghiệp. Việc tiêm uốn ván trong vòng 24 giờ sau tiếp xúc với nguy cơ, chẳng hạn như tiếp xúc với kim loại, sắt thép,… có thể giúp bạn phòng ngừa nguy cơ nhiễm trực khuẩn uốn ván.
Bất kì ai cũng nên tiêm phòng uốn ván để tự bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Vậy tiêm uốn ván xong kiêng gì? Với câu hỏi được nhiều người quan tâm này, bạn hãy đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời cho mình.
3. Tiêm uốn ván xong kiêng gì?
Vì vắc xin uốn ván là vắc xin “phổ thông” mà mọi người nên tiêm phòng để tự bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Vì thế mà nhiều người cũng luôn quan tâm đến việc tiêm uốn ván xong kiêng gì để đảm bảo cơ thể chịu ít tác dụng phụ của thuốc và vắc xin phát huy hết hiệu quả?
Nếu bạn cũng đang loay với câu hỏi này, bạn có thể tham khảo 1 số gợi ý dưới đây:
– Không uống các chất có cồn như rượu, bia, và các chất kích thích khác trước và sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Việc sử dụng chất kích thích khiến cho tim và huyết áp của bạn có thể tăng cao. Việc này không tốt đối với người vừa tiêm vắc xin uốn ván hay bất kì loại vắc xin nào khác.
– Hạn chế vận động mạnh sau khi tiêm vắc xin để tránh làm tổn thương vùng tiêm và tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ.
– Tránh làm nhiễm trùng vùng tiêm bằng cách giữ vết tiêm sạch sẽ và không để nó tiếp xúc với các chất ô nhiễm.
Bên cạnh đó, bạn nên chủ động thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp hơn. Ưu tiên uống nhiều nước, ăn hoa quả và ăn uống đúng bữa sẽ giúp sức khỏe của bạn nhanh bình phục.
4. Phản ứng phụ sau tiêm chủng
Tương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin uốn ván cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, nếu người tiêm phòng là phụ nữ mang bầu, phản ứng phụ có thể xảy ra dễ dàng hơn do hệ miễn dịch của bà bầu yếu hơn.
Sau khi tiêm vắc xin, người tiêm có thể gặp một số triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, tại vị trí tiêm có sưng đau, nóng đỏ. Những phản ứng nhẹ này thường sẽ tự giảm và biến mất trong vòng 1-2 ngày. Vì thế các bạn không nên quá lo lắng nếu thấy bản thân xảy ra những phản ứng phụ đó.
Đối với trẻ nhỏ, các phản ứng phụ cũng tương tự người lớn. Đôi khi trẻ bị mệt sẽ bỏ bú, bú ít, ba mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để con vẫn được bổ sung đủ chất trong quá trình phục hồi sau tiêm chủng.
Tuy hiếm, nhưng tiêm vắc xin uốn ván cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như nổi hạch tại vị trí tiêm và thâm nhiễm vùng tiêm. Vì thế bạn cần theo dõi sức khỏe của bản thân hoặc trẻ nhỏ tại nhà.
Trên đây, bài viết đã chia sẻ chi tiết xoay quanh chủ đề tiêm uốn ván xong kiêng gì. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch hẹn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ kịp thời.