Những điều cần biết về ung thư khoang miệng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư khoang miệng là bệnh thường gặp trong các loại ung thư vùng đầu cổ. Khối cu có thể xuất hiên ở lưỡi, nướu răng, niêm mạc miệng, vòm khẩu cái cứng… Ung thư khoang miệng thường gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới.

Yếu tố nguy cơ của ung thư khoang miệng

Theo nghiên cứu, có một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng:

  • Yếu tố di truyền: Bệnh có liên quan tới gen và đột biến gen.
  • Nhiễm virus HPV: Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng tới 70%
Hút thuốc lá, nghiện rượu... là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư miệng

Hút thuốc lá, nghiện rượu… là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư miệng

  • Hút thuốc lá
  • Nghiện rượu
  • Vệ sinh răng miệng kém

Triệu chứng cảnh báo bệnh

Khi bị ung thư khoang miêng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng như:

  • Thay đổi màu sắc trong khoang miệng: Nổi vệt hoặc đốm nhỏ màu trắng đục hoặc màu đỏ hồng.
  • Viêm loét lâu lành trong khoang miệng: Những vết loét không đau, hơi cứng, cộm, vướng.
  • Chảy máu trong khoang miệng: Chảy máu có thể tự nhiên hoặc sau khi va chạm nhẹ. Cũng có thể là chảy máu sau khi ăn, sau khi vệ sinh răng miệng.
  • Nổi hạch vùng cổ không đau. Hạch thường gặp dưới xương hàm và dưới cằm.
Khi bị ung thư miệng, người bệnh sẽ thấy vết loét trong miệng lâu lành

Khi bị ung thư miệng, người bệnh sẽ thấy vết loét trong miệng lâu lành

Phương pháp chẩn đoán ung thư khoang miệng

Để chẩn đoán ung thư khoang miệng, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp như:

  • Nội soi: Ống nội soi đưa qua đường mũi hoặc miệng để quan sát khối u
  • Chụp X-quang: Giúp xác định vị trí và kích thước khối u
  • Chụp CT/ chụp MRI/ chụp PET: Giúp quan sát toàn bộ khối u và mức độ xâm lấn của bệnh, giai đoạn bệnh cụ thể.

Biện pháp điều trị bệnh

  • Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong những trường hợp ung thư phổi giai đoạn đầu.
  • Xạ trị: Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Hóa trị: Hóa trị là một phương pháp điều trị sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Người bệnh cần đi khám bác sĩ khoa ung bướu để được chẩn đoán chính xác bệnh

Người bệnh cần đi khám bác sĩ khoa ung bướu để được chẩn đoán chính xác bệnh

Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng vừa nên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu để bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị bệnh phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa ung thư khoang miệng

  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng bàn chải đánh răng phù hợp hoặc sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch các kẽ răng.
  • Không hút thuốc lá, không nghiện rượu.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV
  • Chú ý ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin A, C và E, các chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.

Để tìm hiểu thêm về bệnh ung thư miệng, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital