Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan về bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ.

1. Viêm phổi được hiểu như thế nào?

Viêm phổi ở trẻ

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng xảy ra bên trong phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng xảy ra bên trong phổi. Viêm phổi xuất hiện khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào trong phổi, sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp nhất là phế cầu khuẩn. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng hữu ích vi trùng sống, phát triển để tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy nhiễm khuẩn. Là một bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng viêm phổi là một trong những bệnh khá nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao nên các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt lưu tâm.

2. Dấu hiệu của viêm phổi ở trẻ nhỏ

– Ho từ vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng.

– Thở nhanh, thở gấp, thở gắng sức, cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn, co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

– Sốt vừa đến sốt cao.

– Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho.

– Nôn ói

– Tím tái quanh môi, mắt do thiếu oxy

– Thở rít

viêm phổi ở trẻ nhỏ

Các dấu hiệu quan trọng để nhận biết sớm viêm phổi gồm ho, sốt và nhịp thở bất thường

Nếu trẻ có tất cả các biểu hiện trên thì nhiều khả năng bé bị viêm phổi. Nếu bé chỉ có 1 – 2 triệu chứng thì khả năng viêm phổi thấp, nếu có từ 3 triệu chứng trở lên ở trên thì trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi nặng. Các dấu hiệu quan trọng để nhận biết sớm viêm phổi gồm ho, sốt và nhịp thở bất thường. Cha mẹ có thể căn cứ vào 3 dấu hiệu quan trọng này để chẩn đoán bước đầu và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và hỗ trợ chữa trị sớm nhất (nếu mắc bệnh).

3. Hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ em như thế nào?

Căn cứ trên tình hình thực tế của trẻ sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp, phòng ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra. Cụ thể:

3.1 Kháng sinh

Kháng sinh thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng không hiệu quả với viêm phổi do virus. Do đó, trẻ cần được làm các kiểm tra nhằm chẩn đoán viêm phổi do vi khuẩn hay virus. Bác sĩ sẽ căn cứ trên kết quả đó để quyết định có hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh hay không. Cha mẹ và trẻ cần phải tuân thủ nghiêm túc phác đồ hỗ trợ điều trị của bác sĩ.

3.2 Thuốc ho

Nếu trẻ không quá mệt mỏi và ho nhiều vì ho thì không nên dùng các loại thuốc ức chế cơn ho vì ho là phản xạ giúp làm bật đờm ra ngoài. Nếu trẻ ho quá nhiều, có thể dùng kết hợp thuốc long đờm và thuốc ức chế cơn ho.

3.3 Hít thở hơi nước ấm và vỗ lồng ngực

Đây là cách hỗ trợ chữa trị rất quan trọng. Cho trẻ hít thở hơi nước ấm trong vòng 10 phút, khoảng 4-6 lần/ ngày, sau đó khum bàn tay và vỗ vào lồng ngực bé, tập trung vào vùng được chẩn đoán là có viêm phổi. Vỗ nhanh trong vòng 1 phút, rồi nghỉ 1 phút, rồi tiếp tục vỗ và nghỉ như vậy trong vòng 10 phút. Động tác này giúp các ổ đờm long ra. Nên khuyến khích bé ho trong quá trình vỗ.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ được hàng ngàn phụ huynh tin tưởng và lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho con yêu. Đội ngũ bác sĩ Nhi giỏi, nhiều kinh nghiệm, luôn hiểu tâm lý trẻ, không lạm dụng kháng sinh trong hỗ trợ điều trị chính là những điểm cộng được các bố mẹ đánh giá cao.

Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín được hàng ngàn phụ huynh tin tưởng lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho con yêu

Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín được hàng ngàn phụ huynh tin tưởng lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho con yêu

 4. Cách phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ hiệu quả

– Tiêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn

– Có biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus đường hô hấp như rửa tay trước và sau khi ăn, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, không dùng chung dụng cụ ăn uống với người ốm…

– Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng tốt.

– Giữ ấm cơ thể đung cách đặc biệt là vào mùa lạnh.

– Hỗ trợ điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên

– Khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt

– Vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ mỗi ngày…

Ý kiến người bệnh

Chị Hoàng Lan Phương (35 tuổi, trưởng phòng kế hoạch, Hà Nội) chia sẻ: “Mình được 2 nhóc rồi, từ khi sinh nhóc đầu tiên mình đã chọn bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ thăm khám cho con, thật sự rất yên tâm. Các bác sĩ giỏi, rất yêu trẻ, các máy móc phục vụ cho y tế thì hiện đại, các cô điều dưỡng cũng rất thân thiện nên các con không hề sợ khám”.

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital