Những biến chứng của sốt cao co giật thường gặp ở trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Biến chứng của sốt cao co giật thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi từ 5 tháng – 6 tuổi. Khi bị sốt cao trẻ cần được can thiệp và xử lý kịp thời. Bởi sốt tuy là một phản ứng có lợi nhưng trong trường hợp sốt cao có thể gây ra những di chứng vô cùng nghiêm trọng, điển hình nhất là tổn thương não, rối loạn động kinh… cùng một vài vấn đề khác.

1. Sốt co giật ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Thực tế thì sốt là một phản ứng có lợi cho cơ thể trẻ. Đối với trẻ nhỏ, sốt thường được chia ra làm 3 mức độ khác nhau:

– Nhiệt độ < 38 độ C là trẻ sốt nhẹ

– Từ 38 độ C đến < 39 độ C là tình trạng bé sốt vừa

– Khi nhiệt độ ≥ 39 độ C, thậm chí tới 40 độ C là khi trẻ sốt cao. Đây cũng là lúc mà trẻ có nguy cơ cao bị co giật nếu không được can thiệp kịp thời.

Khi trẻ bị sốt co giật, cơ thể con sẽ có triệu chứng sốt, tăng nhiệt độ sốt đột ngột, cứng người, trợn mắt, tay chân giật liên hồi. Tình trạng co giật này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, khoảng 1- 2 phút là sẽ kết thúc.

Nguyên nhân khiến trẻ sốt co giật rất nhiều, trong đó phổ biến nhất là nhiễm trùng do siêu vi, nhiễm do vi khuẩn hoặc sau khi bé tiêm phòng  bé cũng có thể hoàn toàn bị sốt co giật. Ngoài ra yếu tố gia đình cũng là nguyên nhân khác như trong nhà nếu có bố, mẹ, anh chị bị sốt co giật thì khả năng cao trẻ cũng có nguy cơ sốt co giật.

Biến chứng của sốt cao co giật

Khi trẻ sốt cao con rất dễ xảy ra tình trạng co giật

2. Những biến chứng của sốt cao co giật thường gặp nhất ở trẻ

Sốt co giật ở trẻ được đánh giá là tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên chỉ nguy hiểm khi cơn co giật tái diễn nhiều lần. Ngược lại nếu cơn co giật chỉ diễn ra một vài lần có thể đánh giá là lành tính và không để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ. Do đó, cha mẹ không nên quá căng thẳng, điều quan trọng là cần hiểu rõ về bệnh để có cách xử lý phù hợp.

Một vài biến chứng có thể gặp nếu trẻ bị sốt cao co giật như:

2.1 Tổn thương não bộ ở trẻ

Tổn thương não có thể là ảnh hưởng nghiêm trọng và thường thấy nếu trẻ bị sốt co giật kéo dài. Khi sốt cao, các tế bào não của trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng từ đó gây ra những tác động tiêu cực đến khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, các giác quan. Cuối cùng kiến trẻ bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

2.2 Di chứng động kinh

Não bộ hoạt động theo cơ chế tự sửa chữa và thích nghi, do đó khi cơn co giật xuất hiện và tái diễn nhiều lần sẽ trở thành phản xạ có điều kiện, tức là trẻ cứ sốt là co giật, nguy hiểm hơn nữa là không sốt cũng co giật. Tình trạng này có nguy cơ rất cao tiến triển thành di chứng động kinh ở bé.

2.3 Gây nên tăng động giảm chú ý

Tăng động chú ý ở trẻ được hiểu là con có những biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động quá mức, thiếu tập trung chú ý, khó kiểm hành vi của chính mình. Nghiên cứu về bệnh lý này các chuyên gia nhận thấy những trẻ có tiền sử bị sốt cao co giật có nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý cao gấp 2.5 lần so với trẻ đứa trẻ khác. Vì thế sốt co giật cũng được liệt kê có thể gây ra biến chứng tăng động giảm chú ý.

2.4 Ảnh hưởng tâm lý

Ảnh hưởng tâm lý trẻ là điều mà cha mẹ có thể dễ nhận thấy khi con sốt co giật. Điều này càng dễ nhận biết hơn khi xảy ra ở những bị sốt co giật gây nên té ngã, ngất và gặp chấn thương ở tay, chân, não bộ. Điều này sẽ phần nào khiến trẻ tự ti trước đám đông, dễ nổi cáu khi có những việc gì đó không vừa ý.

Biến chứng của trẻ sốt cao co giật

Sốt cao gây co giật ở trẻ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

3. Trẻ bị sốt co giật nên được chăm sóc như thế nào là tốt nhất?

Khi trẻ bị sốt co giật cha mẹ nên chú ý chăm sóc con như sau:

3.1 Chăm sóc trẻ khi ốm sốt

Khi nhận thấy con sốt, cha mẹ cần cởi bớt quần áo, chỉ mặc áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để giúp bé hạ thân nhiệt nhanh chóng. Ngoài ra, không đóng kín cửa phòng, không đắp nhiều chăn xung quanh người con, bởi điều này chỉ khiến cho cơ thể tăng nhiệt nhanh hơn. Bên cạnh đó, lúc này mẹ nên lấy vài chiếc khăn ấm để chườm 2 bên nách, bên bên bẹn, đầu và toàn thân giúp cơ thể được tỏa nhiệt nhanh hơn.

Khi sốt trên 38.5 độ C nên bắt đầu cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Nếu trẻ không uống được có thể dùng thuốc nhét hậu môn. Tuy nhiên dù là dạng uống hay viên nhét, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý tới liều lượng sử dụng sao cho phù hợp với độ tuổi và cân nặng hiện tại của trẻ.

Trong chế độ dinh dưỡng thì cần cho con bú nhiều hơn, bổ sung vitamin C từ các loại nước ép, sinh tố cam, bưởi, kiwi,… giúp tăng sức đề kháng. Hoặc có thể dùng nước điện giải oresol. Điều quan trọng là không được để trẻ rơi vào tình trạng mất nước dễ dẫn tới nguy hiểm không đáng có.

Biến chứng của sốt cao co giật

Khi trẻ bị sốt cao con nên được tới bệnh viện để thăm khám

3.2 Cách xử trí an toàn khi trẻ bị co giật

Trong trường hợp trẻ bị co giật do sốt, cha mẹ lưu ý:

Kê một vật mềm dưới đầu của con và cho con nằm nghiêng sang một bên, mục đích để đường thở của bé được thông thoáng, tránh đờm dãi chảy ngược vào phổi có thể gây tắc nghẽn đường thở.

Khi trẻ đang sốt co giật tuyệt đối không cho con uống thuốc hạ sốt, vì bé rất dễ sặc. Lúc này nên dùng thuốc nhét hậu môn là tốt nhất.

Khi qua con co giật, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Có thể thấy những biến chứng của sốt cao co giật ở trẻ là khá nguy hiểm, vì thế cha mẹ cần nâng cao cảnh giác và theo dõi sát sao con trong thời gian bé đang ốm. Trong trường hợp nếu thấy tình trạng sốt của con không hạ sau khi đã dùng thuốc hạ sốt thì cần cho bé tới bệnh viện ngay, điều này giúp trẻ đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng co giật do sốt xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital